Nguyen Su Hoi Tomb
Nguyen Su Hoi Tomb
Nguyen Su Hoi Tomb
Nguyen Su Hoi Tomb
Nguyen Su Hoi Tomb
Nguyen Su Hoi Tomb
Nguyen Su Hoi Tomb
Nguyen Su Hoi Tomb
Nguyen Su Hoi Tomb
Nguyen Su Hoi Tomb

Camera tour

Introdution

Price: Free

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM

Address: Nghi Tan Sub-district, Cua Lo Town, Nghe An Province

ĐỀN VẠN LỘC VÀ MỘ NGUYỄN SƯ HỒI Đền Vạn Lộc, Phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, từ lâu đã là điểm đến tâm linh nổi tiếng của nhân dân trong vùng cũng như du khách thập phương. Đó là một công trình kiến trúc cổ kính được khơi dựng vào thời Lê Trung Hưng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay di tích vẫn trường tồn cùng với núi Lô, sông Cấm. Đền có qui mô khá lớn với các hạng mục công trình như Hạ điện, Trung điện, Thượng điện; sát bên cạnh có tòa bãi đường, hậu cung thờ 3 cha con Quận công họ Nguyễn, có bia đá 4 mặt được dựng từ thời Lê Trung Hưng; có bia ghi công của Danh y Phạm Đức Dụ; có mộ cá Ông và cây bàng cổ thụ hơn 500 tuổi. Trên khảm thờ của Đền Vạn Lộc có đặt long ngai thờ hai vị chính thần của đền: Gian bên trái thờ Chiêu Trương Vương Lê Khôi, gian bên phải thờ thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi. Đây là các vị thần tiêu biểu trấn giữ miền sông biển của sứ Nghệ. Lễ hội Đền ... View more

Map

Introdution

×

ĐỀN VẠN LỘC VÀ MỘ NGUYỄN SƯ HỒI

 

Đền Vạn Lộc, Phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, từ lâu đã là điểm đến tâm linh nổi tiếng của nhân dân trong vùng cũng như du khách thập phương. Đó là một công trình kiến trúc cổ kính được khơi dựng vào thời Lê Trung Hưng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay di tích vẫn trường tồn cùng với núi Lô, sông Cấm. Đền có qui mô khá lớn với các hạng mục công trình như Hạ điện, Trung điện, Thượng điện; sát bên cạnh có tòa bãi đường, hậu cung thờ 3 cha con Quận công họ Nguyễn, có bia đá 4 mặt được dựng từ thời Lê Trung Hưng; có bia ghi công của Danh y Phạm Đức Dụ; có mộ cá Ông và cây bàng cổ thụ hơn 500 tuổi.

Trên khảm thờ của Đền Vạn Lộc có đặt long ngai thờ hai vị chính thần của đền: Gian bên trái thờ Chiêu Trương Vương Lê Khôi, gian bên phải thờ thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi. Đây là các vị thần tiêu biểu trấn giữ miền sông biển của sứ Nghệ.

Lễ hội Đền Vạn Lộc được tổ chức vào rằm nguyên tiêu và ngày 30/4, 1/5 hàng năm; cú 3 năm một lần vào năm “Hỏa” (Tý, Ngọ, Mão, Dậu) lại có lễ hội lớn, khang trang, đó là lễ hội cầu yên.

Đây cũng là một lễ hội lớn ở Nghệ An nói chung và ở Cửa Lò nói riêng.

Phần lễ ở Đền Vạn Lộc có lễ tầy trần, lễ rước…lễ rước thần ở đền có đặc thù riêng là đoàn rước trên đường đi một vòng quanh làng có dừng lại các nhà thờ dòng họ. Các họ phải tết cổng chào đón thật đẹp, có bày hương án, bài vị, sắc phong hương, hao quả, phẩm, đèn, sáp để bái vọng thần…Đội múa lân tiêu biểu nghênh trò, đội trống tưng bừng thể hiện nghệ thuật múa đánh trống và đi như thế đến hết các điểm để trở về đền. Phần thủ tục và các bước tiến hành nghi thức tế lễ thì cũng tuân theo các quy định truyền thống và kịch bản xây dựng từ trước. Xong phần đọc văn chúc, là lễ đọc thúc ước văn của làng. Phần hội ở đền Vạn lộc kéo dài trong ba ngày, từ ngày 14 đến 16 tháng giêng, có các hoạt động văn nghệ, thể thao, cắm trại và các trò chơi dân gian như đánh cờ người, kéo co, chọi gà…Hội đua thuyền là vui nhất và được nhiều người cỗ vũ nhất của phần hội Đền vạn lộc.

Đền Vạn Lộc đã được nhà nước công nhận xếp hạng là di tích lịch sử Văn hóa Quốc gia từ năm 1991.

Nguyễn Sư Hồi (chữ Hán: 阮師回; 1444-1506) là một đại thần thời Lê, con trai của công thần Nguyễn Xí. Ông từng giữ chức vụ chỉ huy lực lượng thủy quân Đại Việt ở phía Nam, có công lớn trong việc khai hoang lập ấp, giữ vững biên cương, được tôn làm Thành hoàng làng Vạn Lộc (nay là phường Nghi Tân, Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An). Ông bị cho là tội đồ trong vụ án thơ năm Quang Thuận thứ 3 (1462), vu cáo 4 đại thần bấy giờ là Lê NiệmNguyễn LỗiLê Thọ VựcTrịnh Văn Sái, làm chấn động triều đình lúc bấy giờ.

Chân Phúc nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi LộcNghệ An. Thân phụ ông là Công thần Khai quốc Nguyễn theo tài liệu gia phả và thần phả đền Vạn Lộc, Nguyễn Sư Hồi nguyên tên là Đình Khôi, do thân phụ được ban quốc tính nên sử có lúc chép tên là Lê Sư Hồi, sinh ngày 26 tháng Năm (âm lịch) năm Thái Hòa thứ 2 (1444), triều vua Lê Nhân Tông, nguyên quán làng Thượng Xá, huyện Xí, lão thần qua mấy triều vua.

Tương truyền, từ nhỏ ông đã biểu lộ tư chất thông minh nhanh nhẹn, khi trưởng thành giỏi cả văn lẫn võ. Trong cuộc binh biến năm 1460, ông được cho là đã phụ tá đắc lực cho cha trong việc chỉ huy cấm binh lật đổ Lê Nghi Dân, phò tá Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi.

Chính sử không ghi chép rõ về quan lộ của Sư Hồi. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư lần đầu tiên ghi chép về ông khi Lê Thánh Tông luận công ban thưởng, ban ruộng thế nghiệp cho một số công thần. Theo đó, Lê Lăng được cấp 300 mẫu, Lê Niệm 200 mẫu, Lê Nhân Thuận 130 mẫu, Lê Thọ Vực, Lê Sư Hồi, Lê Nhân Khoái 150 mẫu, từ Trịnh Văn Sái trở xuống, đều được cấp ruộng theo thứ bậc khác nhau. Sách Cương mục chép khác đi đôi chút: Lê Xí và Lê Liệt mỗi người được 350 mẫu; Lê Lăng 300 mẫu; Lê Niệm 200 mẫu; Lê Nhân Thuận 150 mẫu; Lê Thọ Vực, Nguyễn Sư Hồi và Lê Nhân Khoái mỗi người 130 mẫu; từ Trịnh Văn Sái trở xuống 22 người đều được cấp ruộng nhiều ít khác nhau. Cần lưu ý, cũng trong Đại Việt sử ký toàn thư, chỉ sau đó vài dòng lại chép tên ông là Nguyễn Sư Hồi, thuộc nhóm chưa được ban quốc tính. Điều này phù hợp với Cương mục, cho biết ông tuy được phong chức Tả Đô đốc, nhưng chưa được ban cho quốc tính.

 Theo Thần phả đền Vạn Lộc và một số tài liệu lịch sử địa phương, vào khoảng năm 1469, ông được giao chỉ huy lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía Nam Đại Việt, gồm 12 cửa lạch (Thập nhị hải môn) kéo dài từ cửa biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) vào đến Cửa Tùng (Quảng Trị).

Khi vào trấn nhậm, ông đã chọn vùng cửa Xá cạnh làng Thượng Xá quê hương làm đại bản doanh. Ông cũng cho xây dựng một tuyến phòng thủ ven biển dài từ mũi Gươm đến đồn tiền tiêu nhằm phóng giữ các cuộc tấn công của quân Chiêm Thành. Ông cũng quan tâm phát triển kinh tế, chiêu tập dân cư, dùng các tù binh để khai phát đất đai, đắp đê ngăn mặn, khai hoang lập ấp, lập nên làng Vạn Lộc.

Theo thần phả, ông qua đời ngày 21 tháng Năm (âl) năm Thái Trinh thứ 3 (1506), triều vua Lê Túc Tông, tại vùng Cửa Xá. Theo Thần phả đền Vạn Lộc, ông được truy phong tước "Thái bảo phò mã đô úy tham dự triều chính".

Sau khi ông qua đời, nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn mà lập đền thờ và tôn ông làm Thành hoàng. Trải qua thăng trầm, đền thờ ông được dời đến vùng đất cạnh sông Cấm như ngày nay. Ngôi đền được Nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia vào năm 1991. Lễ húy kỵ của ông vẫn được người dân vùng Cửa Lò tổ chức vào ngày 21 tháng Năm (âl) hàng năm.

 

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment