Hang Bua
Hang Bua
Hang Bua
Hang Bua
Hang Bua
Hang Bua
Hang Bua
Hang Bua
Hang Bua
Hang Bua

Camera tour

Introdution

Price: Free

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 07:00 - Close Time: 18:00

Address: Xã Châu Tiến, Huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An

HANG BUA Nghệ An có nhiều danh lam, thắng cảnh, phong phú, đa dạng các loại hình. Đặc biệt, với địa hình núi đá đã tạo cho miền Tây Nghệ An nhiều hang động. Trong đó Hang Bua nằm trong núi đá vôi ở dãy Phà Én thuộc thôn Hồng Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu được xem là hang động đẹp nhất, một thắng cảnh tự nhiên gắn với tín ngưỡng, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái và là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại. Hang Bua đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, năm 1997. Hang Bua được đồng bào Thái gọi là Thẩm Bua, có nghĩa là hang Sen. Hang được hình thành từ hiện tượng phong hóa đặc trưng của đá vôi bị nước chảy xói mòn qua hàng triệu năm. Kiến tạo tự nhiên của địa chất đã hình thành nên một kiệt tác kỳ vĩ. Hang Bua có ba cửa, hai cửa chính ... View more

Map

Introdution

×

HANG BUA

Nghệ An có nhiều danh lam, thắng cảnh, phong phú, đa dạng các loại hình. Đặc biệt, với địa hình núi đá đã tạo cho miền Tây Nghệ An nhiều hang động. Trong đó Hang Bua nằm trong núi đá vôi ở dãy Phà Én thuộc thôn Hồng Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu được xem là hang động đẹp nhất, một thắng cảnh tự nhiên gắn với tín ngưỡng, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái và là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại. Hang Bua đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, năm 1997.

Hang Bua được đồng bào Thái gọi là Thẩm Bua, có nghĩa là hang Sen. Hang được hình thành từ hiện tượng phong hóa đặc trưng của đá vôi bị nước chảy xói mòn qua hàng triệu năm. Kiến tạo tự nhiên của địa chất đã hình thành nên một kiệt tác kỳ vĩ. Hang Bua có ba cửa, hai cửa chính gần nhau, cửa lớn gọi là Thẳm Ộm nằm ở phía Tây Bắc, cửa nhỏ hơn gọi là Thẳm Nọi nằm ở phía Đông Nam và một hang bé gọi là cửa sau. Trước cửa hang lớn có hai tảng đá giống như hai con ếch đang canh. Cửa hang có hình hoa sen (còn gọi là Boọc Bua) rất lạ mắt. Lòng hang rộng rãi, kéo dài, có nhiều ngách, có thể chứa được hàng trăm người. Trong hang là hệ thống măng đá, nhũ đá phong phú về hình dáng, các khối đá nguyên sơ, hình thù kỳ thú, mang dáng hình con người, con vật, những dụng cụ sinh hoạt, được đồng bào Thái gắn với nhiều sự tích, huyền thoại, thổi hồn vào hang đầy sống động, đó là những huyền thoại về thần núi, thần nước giao tranh, chuyện tình chàng Khủn Tinh và Nàng Ni (Nàng Ni chờ đợi người yêu hóa thành đá, những giọt nước mắt của nàng ngấm qua đá núi từ bao đời thành những giọt thạch nhũ long lanh trong lòng Thẳm Bua).

Họ tin rằng, trong một trận đại hồng thủy, con người đã vào hang trú ngụ, múa hát để không bị hóa đá theo lời nguyền, nhưng tất cả đều đã bị hóa đá, những nhũ đá, măng đá mang hình tượng người đàn ông thổi sáo, những dụng cụ sinh hoạt thời xưa của cư dân Thái như bó lúa, cái liềm,...

Đặc biệt, các lớp thạch nhũ có hình như bộ cồng chiêng, gõ vào phát ra âm thanh trầm bổng, hay có phiến đá bằng phẳng như chiếc giường, mà đồng bào đã gắn cho nó một huyền thoại là giường đá của Nàng Ni. Đi sâu vào trong hang, có một giếng nước nhỏ, nước trong veo, mát lạnh, người dân thường gọi đây là giếng Tiên và những dòng suối mát lạnh chảy ra từ kẽ đá, chảy qua những nhũ đá trông giống như những bầu sữa mẹ.

Với sự hiểm trở của hang, trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, nghĩa quân Lang Văn Thiết đã từng dùng hang làm nơi để trú ẩn, bí mật tập luyện, cắt giấu lương thực, vũ khí.

Nổi tiếng là một thắng cảnh đẹp, Hang Bua còn được biết đến là một trong những di tích khảo cổ quan trọng ở Nghệ An. Tại đây, các nhà khoa học đã tìm thấy trong lớp trầm tích hóa thạch các loài động vật cổ xưa và những công cụ sản xuất của người Việt cổ, thời kỳ hậu kỳ Đá cũ (cách ngày nay khoảng 40.000 đến 15.000 năm trước đây), thuộc kỹ nghệ công cụ đá quartz, quartzite với kỹ thuật ghè đẽo thô sơ và những rìu đá thuộc thời kỳ đồ đá mới, góp phần nghiên cứu về thời tiền sử và lịch sử loài người.

Hiện nay, hang Bua đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch của tỉnh Nghệ An. Đến hang Bua, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ, bí hiểm của núi rừng, vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo của thiên nhiên. Cửa chính hang Bua quay mặt về hướng Nam, phía trước là thung lũng Chiềng Ngam rộng lớn, thấp thoáng những bản làng của người Thái. Tại đây, hằng năm vào ngày 18 - 19 tháng Giêng, Lễ hội Hang Bua được tổ chức, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách. Tại lễ hội, du khách có cơ hội được tìm hiểu về đời sống, văn hóa, sinh hoạt của người dân qua những nghi lễ mang trên mảnh đất từng là nơi sinh sống của người Việt cổ đậm nét văn hoá tâm linh để tôn vinh, tri ân thần linh và những người có công dựng bản, lập mường. Phần hội cũng được tổ chức với hình thức đa dạng phong phú những hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, những hội thi, trò chơi mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Thái như khắc luống, nhảy sạp và thưởng thức ẩm thực độc đáo của dân tộc Thái.

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment