Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ
Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ
Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ
Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ
Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ

Introdution

Price: Free

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 07:00 - Close Time: 18:00

Address: Xã Môn Sơn, Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An

LỄ HỘI MÔN SƠN LỤC DẠ - CON CUÔNG Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ vào ngày 14-15 tháng 4 âm lịch tại khu vực Cây đa Cồn chùa thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. hàng năm với chủ đề kỷ niệm ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ được ra đời từ năm 1994. Qua nhiều năm tồn tại, lễ hội ngày càng khẳng định vai trò và tác dụng to lớn của nó trong đời sống hiện nay đối với người dân địa phương. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần của vùng Mường Quạ thuộc hai xã Môn Sơn và Lục Dạ, huyện Con Cuông. Lễ hội gắn với sự kiện thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây Nghệ An vào tháng 4/1931 do ông Vi Văn Khang làm Bí thư. Chi bộ góp phần không nhỏ làm nên phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng 1930 - 1931 ở miền núi Nghệ An cách đây gần 90 năm. Địa điểm ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên của miền Tây Nghệ An là nhà của cụ Vi Văn ... View more

Map

Introdution

×

LỄ HỘI MÔN SƠN LỤC DẠ - CON CUÔNG

Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ vào ngày 14-15 tháng 4 âm lịch tại khu vực Cây đa Cồn chùa thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. hàng năm với chủ đề kỷ niệm ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ được ra đời từ năm 1994. Qua nhiều năm tồn tại, lễ hội ngày càng khẳng định vai trò và tác dụng to lớn của nó trong đời sống hiện nay đối với người dân địa phương.

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần của vùng Mường Quạ thuộc hai xã Môn Sơn và Lục Dạ, huyện Con Cuông. Lễ hội gắn với sự kiện thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây Nghệ An vào tháng 4/1931 do ông Vi Văn Khang làm Bí thư. Chi bộ góp phần không nhỏ làm nên phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng 1930 - 1931 ở miền núi Nghệ An cách đây gần 90 năm. Địa điểm ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên của miền Tây Nghệ An là nhà của cụ Vi Văn Khang, sau đó được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994. Từ năm 1995, lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ được chính thức khôi phục dựa trên những nghi lễ trong sinh hoạt văn hóa truyền thống xưa kia của cư dân bản địa.

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tình cảm trân trọng, biết ơn sâu sắc dành cho Đảng bộ, đồng bào dân tộc Môn Sơn trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhân kỉ niệm 79 năm thành lập Chi bộ Đảng Môn Sơn, nhiều hoạt động tôn vinh truyền thống cách mạng của nhân dân và Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã diễn ra trên mảnh đất Con Cuông.

Tháng 4/1931, Chi bộ Đảng Môn Sơn ra đời. Chỉ sau một thời gian ngắn, các tổ chức như Nông hội đỏ, Tự vệ đỏ, Phụ nữ đoàn được thành lập, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển. Ngày 9/8/1931, chi bộ Đảng Môn Sơn lãnh đạo 300 quần chúng nhân dân các dân tộc Thái, Đan Lai, Lý Hà, Kinh tham gia biểu tình. Từ đây, phong trào cách mạng ở miền núi miền Tây Nghệ An cùng hòa nhịp vào làn sóng đấu tranh ở miền xuôi. Lịch sử 90 năm qua đã khẳng định vị trí của Chi bộ Đảng Môn Sơn là một chấm son rực rỡ trong trang sử vàng của Đảng bộ Nghệ An. Phong trào cách mạng của nhân dân Môn Sơn trong cao trào cách mạng 1930-1931 là biểu tượng đẹp đẽ về tinh thần quả cảm của đảng viên, quần chúng đi theo Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ được tổ chức hàng năm là dịp để thế hệ trẻ, nhân dân và đồng bào các dân tộc miền Tây xứ Nghệ tưởng nhớ tới các cán bộ tiền bối, những người con ưu tú của quê hương đã một lòng đi theo Đảng làm cách mạng, vừa góp phần phát huy bản sắc văn hóa mà người dân nơi đây đã xây dựng, gìn giữ qua hàng ngàn năm.

Sau phần lễ được tổ chức long trọng là phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống như: nhảy sạp, ném còn, đánh bóng chuyền, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, thi ẩm thực, thi thêu dệt thổ cẩm, thi “Người đẹp Môn Sơn”.

Phần thi ẩm thực diễn với nhiều màu sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của 12 thôn bản. Những món ăn như: cơm lam, xôi nhuộm lá rừng, bánh sừng trâu, chẻo bón, món Phịa, Phắc nừng (nộm dân tộc), cá mát nướng…được chuẩn bị công phu và trình bày khéo léo đã trở thành những bông hoa ngát hương giữa núi rừng miền Tây xứ Nghệ, để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi du khách tham dự lễ hội.

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment