Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)
Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)
Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)
Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)
Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)
Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)
Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)
Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)
Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)
Cơ sở cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 (nhà cụ Vi Văn Khang)

Camera tour

Introdution

Price: Free

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 07:00 - Close Time: 18:00

Address: Xã Môn Sơn, Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An

NHÀ CỤ VI VĂN KHANG – CON CUÔNG Ngôi nhà của cụ Vi Văn Khang nằm bên bờ sông Giăng thuộc bản Thái Hoà, xã Môn Sơn, cách thị trấn Con Cuông 20 km về phía Nam. Ngôi nhà do bố đẻ của cụ Vi Văn Khang xây dựng từ năm 1919 theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái trên vùng đất rộng khoảng 1000m2. Nhà gồm 3 gian, 2 hồi, cầu thang lên xuống đặt ở hai bên. Khung nhà bằng gỗ, mái lợp lá cọ, vách ngăn bằng phên nứa, sàn lát bằng gỗ, có 12 cột kê bằng đá tảng tròn. Tầng trên đặt bàn thờ, nơi tiếp khách, phòng ngủ, bếp. Phòng ngủ có một tấm sàn cao để lúa; khi có động, các chiến sỹ cách mạng lên đó ẩn nấp. Dưới sàn để nông cụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xung quanh là khu vườn rộng trồng cây ăn quả. Đầu năm 1931, các đồng chí Lê Xuân Đào (Trưởng ban Tài chính của Xứ uỷ Trung kỳ), Lê Mạnh Duyệt và Nguyễn Hữu Bình (Đặc phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An) lên Môn Sơn xây dựng phong trào cách mạng. Được ... View more

Map

Introdution

×

NHÀ CỤ VI VĂN KHANG – CON CUÔNG

Ngôi nhà của cụ Vi Văn Khang nằm bên bờ sông Giăng thuộc bản Thái Hoà, xã Môn Sơn, cách thị trấn Con Cuông 20 km về phía Nam. Ngôi nhà do bố đẻ của cụ Vi Văn Khang xây dựng từ năm 1919 theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái trên vùng đất rộng khoảng 1000m2. Nhà gồm 3 gian, 2 hồi, cầu thang lên xuống đặt ở hai bên. Khung nhà bằng gỗ, mái lợp lá cọ, vách ngăn bằng phên nứa, sàn lát bằng gỗ, có 12 cột kê bằng đá tảng tròn. Tầng trên đặt bàn thờ, nơi tiếp khách, phòng ngủ, bếp. Phòng ngủ có một tấm sàn cao để lúa; khi có động, các chiến sỹ cách mạng lên đó ẩn nấp. Dưới sàn để nông cụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xung quanh là khu vườn rộng trồng cây ăn quả.

Đầu năm 1931, các đồng chí Lê Xuân Đào (Trưởng ban Tài chính của Xứ uỷ Trung kỳ), Lê Mạnh Duyệt và Nguyễn Hữu Bình (Đặc phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An) lên Môn Sơn xây dựng phong trào cách mạng. Được cán bộ Đảng giác ngộ, cụ Vi Văn Khang hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cụ đã vận động được nhiều thanh niên như Vi Văn Hanh, Vi Văn Quí, Vi Văn Lâm, Hà Văn Hoa, Vi Văn Noọng, Vi Thị Lan, Hà Văn Thị cùng tham gia hoạt động. Nhờ đó, nhân dân Môn Sơn đã giác ngộ cách mạng, biết đoàn kết, đấu tranh. Nhiều quần chúng tích cực rải truyền đơn, bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ Đảng...

Tháng 4 năm 1931, chi bộ Đảng Môn Sơn được thành lập tại nhà cụ Vi Văn Khang gồm có 6 đồng chí, do cụ Vi Văn Khang làm Bí thư. Đây là chi bộ đầu tiên ở miền núi vùng cao Nghệ An. Tại ngôi nhà này, cơ sở Đảng đã bí mật in tài liệu, truyền đơn, đem đi rải khắp các bản làng. Đêm đêm, bà con thường tập trung tại đây để học chữ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Từ đó phong trào Môn Sơn chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới. Môn Sơn trở thành đầu mối liên lạc giữa cách mạng miền xuôi và miền ngược, giữa phong trào của đồng bào Kinh với các dân tộc miền núi Nghệ An.

Nhờ sự hoạt động tích cực của chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng như nông hội đỏ, tự vệ đỏ… ở Môn Sơn lần lượt ra đời; khí thế cách mạng của quần chúng ngày càng lên cao. Ngày 9/8/1931, chi bộ Đảng đã lãnh đạo nhân dân biểu tình, kéo đến nhà Chánh đoàn Ba Uôn tịch thu lúa, tiền, vải, bạc nén chia cho những gia đình nghèo. Bốn ngày sau, thực dân Pháp cho lính vào Môn Sơn đàn áp, bắt đi 30 người và 3 đồng chí đảng viên trung kiên (Vi Văn Khang, Vi Văn Hanh, Trần Ngân). Số đảng viên còn lại rút vào rừng hoạt động bí mật để nhen nhóm lại phong trào.

Ngôi nhà cụ Vi Văn Khang đã được Bộ Văn hoá - Thông tin ra Quyết định số 152/QĐ-BT ngày 25/1/1994 xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Từ năm 1994, ngày thành lập chi bộ Đảng đã trở thành ngày lễ hội truyền thống văn hoá hàng năm của nhân dân Môn Sơn. Các hoạt động lễ hội được tổ chức tại nhà cụ Vi Văn Khang và cây đa Cồn Chùa.

 

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment