Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý

Camera tour

Introdution

Price: Free

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 07:00 - Close Time: 18:00

Address: Thị trấn Nam Đàn, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Cụm di tích Làng Sen, nơi gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu (1901 - 1906) Cụm di tích Làng Sen - quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Nguyễn Sinh Cung đã sống cùng gia đình từ năm 1901 - 1906 và cũng là nơi vinh dự được đón Người về thăm ngày 16/6/1957 và ngày 9/12/1961. Cụm di tích này bao gồm những đơn vị di tích sau: Nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: Ngôi nhà do Nhân dân làng Sen xuất công quỹ để xây dựng, làm quà mừng nhân dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, gồm các hạng mục: nhà chính, nhà ngang cổng, sân, vườn, với tổng diện tích 4 sào 14 thước Trung Bộ (khoảng 2500m’). Đây là nơi sinh sống của bốn cha con: ông Nguyễn Sinh Sắc, cô Nguyễn Thị Thanh, cậu Nguyễn Tất Đạt và cậu Nguyễn Tất Thành (tên gọi của hai anh em Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về sống tại làng Sen). Ngôi nhà chính do làng tặng gồm 5 gian. Gian ngoài cùng là nơi tiếp khách. Bàn thờ bà Hoàng Thị Loan được lập ở gian thứ hai và sau ... View more

Map

Introdution

×

Cụm di tích Làng Sen, nơi gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu (1901 - 1906)

Cụm di tích Làng Sen - quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Nguyễn Sinh Cung đã sống cùng gia đình từ năm 1901 - 1906 và cũng là nơi vinh dự được đón Người về thăm ngày 16/6/1957 và ngày 9/12/1961. Cụm di tích này bao gồm những đơn vị di tích sau:

Nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: Ngôi nhà do Nhân dân làng Sen xuất công quỹ để xây dựng, làm quà mừng nhân dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, gồm các hạng mục: nhà chính, nhà ngang cổng, sân, vườn, với tổng diện tích 4 sào 14 thước Trung Bộ (khoảng 2500m’). Đây là nơi sinh sống của bốn cha con: ông Nguyễn Sinh Sắc, cô Nguyễn Thị Thanh, cậu Nguyễn Tất Đạt và cậu Nguyễn Tất Thành (tên gọi của hai anh em Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về sống tại làng Sen).

Ngôi nhà chính do làng tặng gồm 5 gian. Gian ngoài cùng là nơi tiếp khách. Bàn thờ bà Hoàng Thị Loan được lập ở gian thứ hai và sau này trở thành nơi thờ chung cho cả gia đình khi những người thân lần lượt qua đời. Ba gian còn lại là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của bốn cha con. Đặc biệt, ngôi nhà này còn là nơi gặp gỡ của các nhà nho, chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân, Đặng Nguyên Cẩn... Các cuộc đàm đạo, tranh luận của các nhân sĩ ấy đã được cậu bé Thành (thường được cha cho đứng bên cạnh mời nước) nghiêm cẩn lắng nghe và suy ngẫm, góp phần không nhỏ trong việc lựa chọn con đường cứu nước sau này.

Nhà ngang do anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Thuyết dựng tặng em nhân dịp em “Vinh quy bái tổ”. Trong nhà còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, như phản gỗ, giường, rương đựng lương thực,...

Sau hơn 50 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngay cả lúc anh, chị mất (anh Nguyễn Tất Đạt mất năm 1950, chị Nguyễn Thị Thanh mất năm 1954), Người cũng không thể trở về thắp một nén hương. Ngày 16/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có dịp về quê, thăm nhà, bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm đã qua, đúng là:

"Quê hương nghĩa trọng, tình cao

Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”.

Khu Trưng bày - Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: Năm 1964, Đảng, Nhà nước đã chủ trương xây dựng ngôi nhà khách tại làng Sen để phục vụ đồng bào, chiến sĩ cả nước mỗi dịp về thăm quê Bác. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, Bảo tàng Kim Liên được thành lập để lưu giữ, trưng bày di sản vô giá về Người. Đồng thời, tỉnh Nghệ An quyết định xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng tình cảm của đồng bào, đồng chí và du khách muôn phương thăm viếng tại quê hương Người. Ngôi nhà được khánh thành vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1970) và đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo. Cấu trúc gồm 3 nhà bằng gỗ: Bái đường dùng là nơi trưng bày một số hiện vật lưu niệm, nơi các đoàn khách chuẩn bị hành lễ. Hai nhà tả, hữu vu trưng bày tài liệu, hiện vật về quê hương, gia đình, thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần Người về thăm quê.

Ngoài ra, trong cụm di tích này còn có các đơn vị di tích:

Nhà ông Nguyễn Sinh Nhậm, ông nội Chủ tịch Hồ Chí Minh: là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc và gia đình đã sống trong một thời gian dài. Đây cũng chính là nơi anh trai Người - Nguyễn Tất Đạt trút hơi thở cuối cùng.

Nhà thờ đại tôn họ Nguyễn Sinh: được dựng vào năm Tự Đức thứ nhất (1848), trên mảnh đất hương hỏa của dòng họ.

Nhà Cử nhân Vương Thúc Quý: đây là nơi Nguyễn Tất Thành và anh trai theo học sau khi trở về làng Sen sinh sống (1901). Trong cả hai lần về thăm quê, Người đều hỏi thăm gia đình thầy Vương Thúc Quý.

Lò rèn cố Điền: nơi Nguyễn Tất Thành thường ra chơi, giúp cố Điền vào những lúc rảnh rỗi và chứng kiến nhiều câu chuyện về nước mất, nhà tan.

Giếng Cốc: là nơi Nguyễn Tất Thành giúp chị lấy nước phục vụ sinh hoạt của gia đình.

Núi Chung: là nơi lúc còn thơ ấu, Bác và các bạn thường lên chăn trâu, thả diều, đánh trận giả. Hiện nay có thêm đền Chung Sơn, phục dựng chùa Đạt và đền Thánh Cả thờ Tướng quân Nguyễn Đắc Đài.

Cây đa, Sân vận động Làng Sen, đền Làng Sen: đây là những địa điểm gắn liền với thời niên thiếu và hai lần Bác về thăm quê (1957 và 1961).

Thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với phát triển du lịch, 6 hộ láng giềng ở Hoàng Trù và làng Sen được phục dựng, nhà thờ đại tôn họ Hoàng Xuân cũng đang được làm thủ tục đưa vào quần thể Khu di tích Kim Liên.

Ngoài 2 cụm di tích trên, Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên còn có di tích Mộ bà Hoàng Thị Loan và Mộ cụ Hà Thị Hy, thuộc xã Nam Giang.

Mộ bà Hà Thị Hy (bà nội Chủ tịch Hồ Chí Minh): Bà Hà Thị Hy sinh năm Giáp Ngọ (1834), trong một gia đình nông dân hiếu học. Năm 1862, bà kết duyên với ông Nguyễn Sinh Nhậm và sinh được một người con là Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh). Ba năm sau, ông Nguyễn Sinh Nhậm mất, bà Hà Thị Hy cũng đột ngột qua đời khi mới tròn 32 tuổi, thi hài an tán tại xứ Cồn Thần, Đồng Sen, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên). Năm 1941, ông Nguyễn Sinh Khiêm đã đưa hài cốt của bà nội lên núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ, xã Hữu Biệt (nay là xã Nam Giang). Mộ bà Hà Thị Hy hiện nay đã trở nên khang trang sau nhiều đợt trùng tu, tôn tạo.

Hàng năm, Khu di tích Kim Liên đón từ 1,5 đến 2 triệu lượt khách, trong đó có các đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế; được đánh giá là một trong những di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh có lượng khách tham quan, tưởng niệm đông nhất nước.

Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là Di tích quốc gia đặc biệt.

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment