Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Châu Lý, Huyện Quỳ Hợp, Tỉnh Nghệ An

Ngày hội văn hóa cồng chiêng của dân tộc Thái (Mường Choọng) Văn hóa cồng - chiêng của dân tộc Thái có từ rất lâu đời, giữ một vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Năm 2011, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã tổ chức ngày hội văn hóa cồng chiêng cho toàn xã, từ đó đến nay, cứ vào mùa Xuân, tại Mường Choọng xã Châu Lý lại rộn ràng tổ chức ngày hội với ý nghĩa cầu phúc bản mường, cầu cho mưa gió thuận hoà, mùa màng tốt tươi, cầu cho sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng phồn vinh. Ngày hội đã thu hút đông đảo nhân dân trong xã tham gia. Thông thường mỗi bản làm thành một đội tham gia thi. Mỗi đội tham gia gồm 4 người, trong đó có 2 nam, 2 nữ, một người đánh trống, một người thổi kèn, 2 người đánh chiêng. Các đội phải trải qua các làn điệu thi bắt buộc đó là: Làn điệu Tí coong; Tí coong hà. Ngoài ra các đội có thể biểu diễn thêm các làn điệu tự biên . Với thời gian cho ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

          Ngày hội văn hóa cồng chiêng của dân tộc Thái (Mường Choọng)

Văn hóa cồng - chiêng của dân tộc Thái có từ rất lâu đời, giữ một vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Năm 2011, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã tổ chức ngày hội văn hóa cồng chiêng cho toàn xã, từ đó đến nay, cứ vào mùa Xuân, tại Mường Choọng xã Châu Lý lại rộn ràng tổ chức ngày hội với ý nghĩa cầu phúc bản mường, cầu cho mưa gió thuận hoà, mùa màng tốt tươi, cầu cho sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng phồn vinh.

Ngày hội đã thu hút đông đảo nhân dân trong xã tham gia. Thông thường mỗi bản làm thành một đội tham gia thi. Mỗi đội tham gia gồm 4 người, trong đó có 2 nam, 2 nữ, một người đánh trống, một người thổi kèn, 2 người đánh chiêng. Các đội phải trải qua các làn điệu thi bắt buộc đó là: Làn điệu Tí coong; Tí coong hà. Ngoài ra các đội có thể biểu diễn thêm các làn điệu tự biên . Với thời gian cho mỗi đội thể hiện là 7 - 10 phút. Các đội cồng chiêng phải trình diễn nhuần nhuyễn, đảm bảo đúng tiết tấu của các làn điệu, phối hợp nhịp nhàng uyển chuyển giữa người đánh trống, thổi kèn và nhịp điệu của người đánh chiêng. Thông qua tiếng cồng chiêng thể hiện tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc Thái nơi đây.

Nhờ ngày hội này, nhiều làn điệu cồng chiêng được khôi phục, là cơ hội những người lớn tuổi có thể được truyền dạy lại cho thế hệ trẻ về văn hoá cồng chiêng của dân tộc mình, góp phần phát huy văn hoá cồng chiêng nói riêng và truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc Thái nói chung.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí