Điểm du lịch Đền Chín Gian
Điểm du lịch Đền Chín Gian
Điểm du lịch Đền Chín Gian
Điểm du lịch Đền Chín Gian
Điểm du lịch Đền Chín Gian
Điểm du lịch Đền Chín Gian
Điểm du lịch Đền Chín Gian
Điểm du lịch Đền Chín Gian
Điểm du lịch Đền Chín Gian
Điểm du lịch Đền Chín Gian

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Châu Kim, Huyện Quế Phong, Tỉnh Nghệ An

ĐIỂM DU LỊCH ĐỀN CHÍN GIAN Nằm cách thành phố Vinh hơn 170km về phía Tây, trên địa phận xã Châu Kim, huyện Quế Phong, đền Chín Gian nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, gắn liền với nhiều huyền tích về khai bản, lập mường của đồng bào dân tộc Thái, cũng là điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn của du khách thập phương khi ghé thăm miền Tây xứ Nghệ. Đền Chín Gian - tiếng Thái gọi là Tến Cau Hong, được xây dựng để thờ Thẻn Phà (Vua Trời), Náng Xỉ Đả (con gái Trời), ngoài ra còn phối thờ Tạo Ló Ỳ, Cắm Lự, Cắm Lạn - những người có công khai bản lập mường. Theo các tư liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian, đền Chín Gian xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIV, gắn với cuộc thiên di lớn của đồng bào dân tộc Thái từ phía Bắc vào Nghệ An sinh sống. Thời gian này, dòng họ Cầm thay nhau làm thủ lĩnh của người Thái cả về vương quyền lẫn thần quyền, lịch sử gọi là chế độ Châu Hỏa. Đây là giai đoạn cả 9 mường đầu tiên ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐIỂM DU LỊCH ĐỀN CHÍN GIAN

 

Nằm cách thành phố Vinh hơn 170km về phía Tây, trên địa phận xã Châu Kim, huyện Quế Phong, đền Chín Gian nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, gắn liền với nhiều huyền tích về khai bản, lập mường của đồng bào dân tộc Thái, cũng là điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn của du khách thập phương khi ghé thăm miền Tây xứ Nghệ.

Đền Chín Gian - tiếng Thái gọi là Tến Cau Hong, được xây dựng để thờ Thẻn Phà (Vua Trời), Náng Xỉ Đả (con gái Trời), ngoài ra còn phối thờ Tạo Ló Ỳ, Cắm Lự, Cắm Lạn - những người có công khai bản lập mường. Theo các tư liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian, đền Chín Gian xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIV, gắn với cuộc thiên di lớn của đồng bào dân tộc Thái từ phía Bắc vào Nghệ An sinh sống. Thời gian này, dòng họ Cầm thay nhau làm thủ lĩnh của người Thái cả về vương quyền lẫn thần quyền, lịch sử gọi là chế độ Châu Hỏa. Đây là giai đoạn cả 9 mường đầu tiên của người Thái rất thịnh vượng, yên vui và phồn thịnh... Lúc đầu, đền chỉ làm bằng tranh, tre, nứa, mét, về sau, được xây dựng lại bằng gỗ theo kiểu kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái trên một ngọn đồi có tên là Pú Pỏm. Với địa thế: phía trước là dòng sông Nậm Giải xanh mát, sau lưng là bản Kim Khê hiền hòa, xung quanh lại được che phủ, bao bọc bởi những tán cây rừng cổ thụ, tạo cho đền một vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa ấm áp, linh thiêng.

Không chỉ tọa lạc trên một địa thế đẹp, sơn thủy hữu tình, các công trình của đền Chín Gian còn được bố trí theo trục tâm linh, bao gồm: bãi tắm trâu, am Thổ thần, am Nghỉ, cột hiến trâu, sân đền với 9 con trâu bằng đá, 9 cái vạc lớn và khu đền thờ - công trình trung tâm của di tích, tạo cho du khách cảm giác linh thiêng, huyền bí. Đền được làm theo kiểu kiến trúc nhà sàn, đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, có diện tích 138,6m, xung quanh nhà thưng ván, phía trước và 2 bên trổ nhiều hệ thống cửa vừa làm lối đi vừa có tác dụng để lấy ánh sáng. Phía ngoài hành lang là hệ thống lan can bằng gỗ, làm theo kiểu chấn song, con tiện tạo thành những hàng “răng bừa” tiếng Thái gọi là “phát ban”, xung quanh trang trí hoa văn, chủ yếu là hoa chanh, hoa thị. Hai bên hồi đặt 2 cầu thang lên xuống với 9 bậc. Không gian linh thiêng của đền tập trung ở 9 ban thờ của 9 mường. Cách bài trí thờ tự được tuân theo quy ước chặt chẽ của đồng bào dân tộc Thái, lấy mỗi hàng cột trong vì kèo để chia các gian thờ. Vị trí chính, trang trọng của đền nằm ở gian giữa (mường Tôn) là nơi thờ Thẻn Phà, Náng Xỉ Đả và Tạo Ló Ỳ. Các gian còn lại là nơi thờ của 8 mường. Trên các ban thờ đặt các đồ thờ gắn với phong tục tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái như ống tre, ô làm từ vải thổ cẩm có cán tre. Theo quan niệm của đồng bào Thái, cái ô để các vị thần che mưa, nắng khi về trời, ống tre đựng nước để các thần mang theo, uống khi khát. Ngoài ra, còn đặt một số đồ thờ tự thiết yếu khác để phục vụ các nghi lễ tâm linh của đền.

Năm 2008, di tích đền Chín Gian được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Đến năm 2016, Lễ hội đền Chín Gian được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí