Điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông
Điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông
Điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông
Điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông
Điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông
Điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông
Điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông
Điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông
Điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông

Camera tour

Introdution

Price: Free

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 07:00 - Close Time: 18:00

Address: Xã Diễn An, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An

ĐIỂM DU LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN CUÔNG – DIỄN CHÂU Nằm ở lưng chừng núi Mộ Dạ, thuộc dãy Đại Hải, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đền Cuông là ngôi đền linh thiêng nổi tiếng khắp xứ Nghệ. Ngôi đền thờ vị vua thời Hùng Vương, gắn với huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Thục Phán An Dương Vương. Xa xưa trên núi Mộ Dạ có rất nhiều chim Công sinh sống, vì vậy đền thờ An Dương Vương được gọi là đền Công, gọi chệch thành đền Cuông. Thục phán An Dương Vương kế nghiệp các Vua Hùng, lập nên nước Âu Lạc, cho xây thành Cổ Loa làm kinh đô với nhiều tiến bọ về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật quân sự, trong nửa đầu thế kỷ III, trước Công Nguyên. Triệu Đà nhiều lần đánh chiếm Âu Lạc, nhưng nhờ có thành Cổ Loa kiên cố, vũ khí lợi hại nên quân Triệu bị thất bại. Triệu Đà bén tính kế xin giảng hòa, cho con trai là Trọng Thủy đến cầu hôn con gái Vua Thục là công chúa Mỵ Châu. Trọng Thủy ở rể, khám ... View more

Map

Introdution

×

ĐIỂM DU LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN CUÔNG – DIỄN CHÂU

 

Nằm ở lưng chừng núi Mộ Dạ, thuộc dãy Đại Hải, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đền Cuông là ngôi đền linh thiêng nổi tiếng khắp xứ Nghệ. Ngôi đền thờ vị vua thời Hùng Vương, gắn với huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Thục Phán An Dương Vương. Xa xưa trên núi Mộ Dạ có rất nhiều chim Công sinh sống, vì vậy đền thờ An Dương Vương được gọi là đền Công, gọi chệch thành đền Cuông.

Thục phán An Dương Vương kế nghiệp các Vua Hùng, lập nên nước Âu Lạc, cho xây thành Cổ Loa làm kinh đô với nhiều tiến bọ về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật quân sự, trong nửa đầu thế kỷ III, trước Công Nguyên.

Triệu Đà nhiều lần đánh chiếm Âu Lạc, nhưng nhờ có thành Cổ Loa kiên cố, vũ khí lợi hại nên quân Triệu bị thất bại. Triệu Đà bén tính kế xin giảng hòa, cho con trai là Trọng Thủy đến cầu hôn con gái Vua Thục là công chúa Mỵ Châu. Trọng Thủy ở rể, khám phá được bí mật quân sự của Nhà nước Âu Lạc, trở về nước mật báo. Triệu Đà mang quân sang đánh, An Dương Vương thất trận, thành Cổ Loa bị rơi vào tay giặc. An Dương Vương cùng con gái Mỵ Châu chạy về Phương Nam, bị giặc truy đuổi đến Cửa Hiền (Diễn Châu), nhà vua nghĩ rằng công chúa phản bội nên đã ra tay chém Mỵ Châu rồi nhảy xuống biển tự vẫn.

Dân gian truyền tụng rằng, ban đầu là một ngôi miếu nhỏ ở Cửa Hiền. Đến thời Hậu Lê, Nhân Dân đã lập đền thờ trên núi Mộ Dạ và rước bài vị của Thục An Dương Vương về phụng thờ. Qua các triều đại phong kiến, đền thờ đã được nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến năm 1864, dưới thời Vua Tự Đức, đền được trùng tu với quy mô lớn. Năm 1956, xây dựng thêm hai nhà tả vu và hữu vu. Năm 2006, dự án tu bổ tôn tạo đền Cuông đã tu bổ lại các công trình gốc và xây dựng mới một số công trình phụ trợ.

Đền Cuông là một công trình kiến trúc có quy mô khá đồ sộ, cấu trúc độc đáo, nghệ thuật trang trí công phu.

Ấn tượng đầu tiên với du khách khi từ sân đền nhìn lên qua những bậc thang dốc là kiến trúc tam quan uy nghi, sừng sững giữa mây trời. Tam quan mang vẻ đẹp cổ kính rêu phong trầm mặc, với kiến trúc uy nghi và trang trí họa tiết tinh tế, sống động. Cổng chính được xây hình vòm cuốn, mặt trước đắp hình hổ phù dữ tợn, phía trên là tầng lầu 8 mái lợp ngói âm dương, các bờ dải uốn cong hình đầu đao. Mặt trước có bức đại tự đắp nổi “Quốc tế thượng từ” (Đền nhà nước chủ tế hạng nhất). Trên nóc đắp hình mặt trời. Các cử phụ cũng được xây kiểu chồng diêm tám mái, trang trí họa tiết hoa lá. Mặt sau tam quan trang trí các tích “Lưỡng long chầu nguyệt”, “Cá vượt vũ môn”, Trúc hóa long” sống động.

Tiếp đến là 3 tòa kiến trúc hạ - trung - thượng điện kết cấu hình chữ “Tam”. Hạ điện được làm bằng gỗ lim, 3 gian, 2 hồi, kết cấu bộ vì theo kiểu giá chiêng kẻ chuyền. Trên nóc và bờ dải được đắp rồng phượng tinh xảo. Nhà trung điện chồng diêm tám mái, các đầu đao đắp hình đầu rồng cách điệu. nhà có 3 gian, 2 hồi, các hệ thống cột, kẻ, xà đều được chạm trổ tinh tế với các họa tiết rồng, phượng, hoa sen, vân mây, tạo sự mềm mại cho kiến trúc gỗ. Đây là tòa bài trí cung thờ thần Kim Quy, Cao Lỗ Tướng quân và Mỵ Châu công chúa. Nhà thượng điện nơi bài trí tượng thờ Vua Thục An Dương Vương và hai vị tương tâm phúc của Ngài, Thượng điện có quy mô nhỏ nhưng kiến trúc đẹp, nghệ thuật tạo hình đặc sắc. Đặc biệt ở mặt trước thượng điện, với kỹ thuật đắp lộng tinh xảo các nghệ nhân xưa đã tạo nên một bức cuốn thư tuyệt đẹp được hai con chim công sải cánh đỡ lấy và đàn dơi kết với nhau tạo đường diềm trang trí sống động. Mặt cuốn thư nổi bật 3 chữ “Cao phối thiên” (cao sánh với trời). Hai bên là các ô vuông đắp các tích: rồng ngậm chữ thọ, trúc hóa long, liên hóa quy, li hóa phượng, tùng, cúc, trúc, mai. Mái được đắp lộng lưỡng long triều nguyệt. Nhà thượng điện có 3 gian, kết cấu kiểu hạ kẻ tứ trụ, hệ thống các cột, đầu dư, các vì được chạm trổ, tô vẽ hình rồng uốn, phượng ngậm kim thư và các vân mây mềm mại.

Ngoài sự linh thiêng và cảnh quan kiến trúc tuyệt đẹp, đền Cuông còn thu hút người dân bởi lễ hội truyền thống hàng năm. Lễ hội đền Cuông từ xưa được xếp vào hàng “quốc tế”, tức là triều đình đứng ra tế lễ nhằm tri ân, tưởng nhớ công đức của Thục Phán An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc, 5 năm được tổ chức 2 kỳ lễ chính vào ngày 15/2 âm lịch và 15/8 âm lịch, gồm có cá nghi lễ truyền thống: lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ gia quan, rước thần, lễ tại tế và lễ túc trực, cùng các trò hội dân gian. Ngày nay, Lễ hội đền Cuông được tổ chức hàng năm từ ngày 12 đến 16/02 âm lịch với các nghi lễ gồm lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ, cùng các trò hội dân gian, trò chơi hiện đại náo nhiệt, vui tươi.

Với sự tích linh thiêng, công đức lớn lao của Thục Phán An Dương Vương, cảnh quan kiến trúc tuyệt đẹp, đền Cuông được bộ Văn hóa – Thông tin, (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 09/QĐ-VH, ngày 21/02/1975. Đến với đền Cuông là đến với nơi lưu giữ một phần cội nguồn dân tộc, để được ngưỡng vọng cổ nhân, chiêm bái cảnh quan tuyệt đẹp của ngôi đền cổ và sống lại thời kỳ huyền thoại của lịch sử với những truyền thuyết về nỏ thần, thần Kim quy, chuyện tình nàng công chúa Mỵ Châu, bàn cờ tiên, núi Đầu Cân…

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment