Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ
Đền Quỳnh Tụ

Camera tour

Introdution

Price: Free

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 07:00 - Close Time: 18:00

Address: Phường Quỳnh Xuân, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An

ĐỀN QUỲNH TỤ - THỊ XÃ HOÀNG MAI Đền Quỳnh Tụ ở phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, là nơi thờ các vị thần: Phùng Hưng, Phương Dung công chúa, Bạch Y công chúa và Uyên Hòa công chúa. Nhân dân trong vùng quen gọi di tích là đền Phùng Hưng. Phùng Hưng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời làm quan ở châu Đường Lâm, là người có sức khỏe phi thường “bài ngưu, bác hổ”. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị nhà Đường đô hộ, căm thù chế độ cai trị hà khắc của phong kiến phương Bắc, Phùng Hưng cùng em trai Phùng Hải đã khởi xướng và phát động quần chúng nhân dân đứng lên chống chính quyền. Trải qua nhiều năm xây dựng, phát triển lực lượng, khởi nghĩa Phùng Hưng giành được nhiều thắng lợi, đánh chiếm cả thành Tống Bình, buộc quân địch phải đầu hàng. Sau khi chiếm được thành Tống Bình, Phùng Hưng cho tổ chức lại hệ thống xã hội, mong muốn xây dựng chính quyền tự chủ lâu dài cho đất nước. Tuy nhiên, khi sự nghiệp xây dựng đất nước ... View more

Map

Introdution

×

ĐỀN QUỲNH TỤ - THỊ XÃ HOÀNG MAI

 

Đền Quỳnh Tụ ở phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, là nơi thờ các vị thần: Phùng Hưng, Phương Dung công chúa, Bạch Y công chúa và Uyên Hòa công chúa. Nhân dân trong vùng quen gọi di tích là đền Phùng Hưng.

Phùng Hưng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời làm quan ở châu Đường Lâm, là người có sức khỏe phi thường “bài ngưu, bác hổ”. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị nhà Đường đô hộ, căm thù chế độ cai trị hà khắc của phong kiến phương Bắc, Phùng Hưng cùng em trai Phùng Hải đã khởi xướng và phát động quần chúng nhân dân đứng lên chống chính quyền. Trải qua nhiều năm xây dựng, phát triển lực lượng, khởi nghĩa Phùng Hưng giành được nhiều thắng lợi, đánh chiếm cả thành Tống Bình, buộc quân địch phải đầu hàng. Sau khi chiếm được thành Tống Bình, Phùng Hưng cho tổ chức lại hệ thống xã hội, mong muốn xây dựng chính quyền tự chủ lâu dài cho đất nước. Tuy nhiên, khi sự nghiệp xây dựng đất nước chưa được bao lâu thì Phùng Hưng lâm bệnh nặng qua đời năm 773, thành quà của cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị thủ tiêu do chính những mâu thuẫn từ nội bộ, nhưng tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức dân tộc của Nhân dân ta ngày càng được củng cố. Nhằm tưởng nhớ người anh hùng dân tộc đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ của dân tộc, nhân dân đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi, trong đó có Nghệ An.

Bạch Y công chúa theo truyền thuyết là con gái vua Hồ Quý Ly. Khi phụng mệnh vua cha vào động viên dân phu đào kênh, bà chứng kiến sự lầm than, khốn khổ của họ nên đã bày kế để lừa vua cha bằng việc thả cây máy chó xuống đầu nguồn dòng kênh, làm cho nước nhuộm màu đỏ và tâu rằng đó là do dân phu đào phải cổ rồng nên đào kênh mãi không xong. Khi sự việc bị phát giác, Bạch Y công chúa bị giết chết. Xót thương cho cái chết oan khuất của nàng, nhân dân đã lập đền thờ. Trước đây, Bạch Y công chúa được thờ tại đền Quỳnh Tân, nhưng từ khi đền bị phá dỡ, nhân dân rước bài vị thần về phối thờ tại đền Quỳnh Tụ.

Di tích đền Quỳnh Tụ được xây dựng từ thời Lê, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện nay di tích có kiến trúc thời nguyễn. Di tích có tổng diện tích 1.800m2 với các hạng mục công trình: tam quan, nghi môn, hạ điện, trung điện, thượng điện, bao bọc xung quanh là hệ thống tường được xây và ghép bằng đá. Bố trí mặt bằng di tích hình chữ “Tam”, các hạng mục chính được nối liền nhau theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” và có chiều hướng cao dần từ ngoài vào trong. Các hạng mục kiến trúc chính chủ yếu làm bằng gỗ lim, mít, dổi, mái lợp ngói âm dương.

Trung điện và thượng điện có kiến trúc đơn giản hơn, ít có các chi tiết trang trí công phu. Trong khi đó, hạ điện có 5 gian, được xây dựng sớm hơn so với trung và thượng điện, một số chi tiết trang trí kiến trúc đẹp ở các bộ vì với hình tượng mặt hổ phù, chim phượng. Các chi tiết tạo hình về điêu khắc, chạm trổ được trau chuốt bằng các đường nét sắc, gọn, tinh tế, điêu luyện. Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của đền Quỳnh Tụ là nghi môn. Nghi môn đền có quy mô tương đối lớn, gôm 3 gian 2 hồi, kết cấu kiểu giá chiêng kẻ chuyền. Các chi tiết kiến trúc nghi môn được chạm trổ công phu và có giá trị mỹ thuật cao. Đề tài trang trí điêu khắc vẫn là long, ly, quy, phượng, phượng hàm thư, lưỡng long triều nguyệt…theo mô típ truyền thống nhưng thể hiện hết sức tinh tế, điêu luyện, giúp công trình vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao. Tại di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử như voi đá, kiệu rồng, ngựa gỗ,…và nhiều tư liệu có giá trị lịch sử như sắc phong, thần phả…

Với những giá trị đặc sắc về lịch sử và kiến trúc, Di tích đền Quỳnh Tụ được Bộ Văn hóa – Thông tin và Thể thao xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa – kiến trúc nghệ thuật quốc gia tại Quyết định số 351/QĐ, ngày 15/02/1992.

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment