Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn
Chùa Đức Sơn

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Thị trấn Nam Đàn, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

CHÙA ĐỨC SƠN Tọa lạc tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, cách thành phố Vinh - trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An khoảng 22km về phía Tây, theo dân gian truyền tụng, chùa Đức Sơn được xây dựng vào thời Trần, trên một vùng đất mang đậm dấu ấn lịch sử. Mảnh đất này xưa kia là nơi Vua Mai Thúc Loan đóng đô, xây thành Vạn An để chống quân xâm lược nhà Đường thế kỷ thứ VIII, nơi nàng công chúa thứ 2 của Vua Lê Trang Tông chọn để ẩn cư khi chạy loạn. Xung quanh chùa là hệ thống di tích dày đặc như đình Đức Nậm, đền Đức Nậm, đền Hồ Sơn..., đặc biệt, ngay cạnh chùa có một ngôi đền cổ cùng song song tồn tại, đó là đền Đức Sơn. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho truyền thống văn hiến của mảnh đất Vân Diên nói riêng và Nam Đàn nói chung. Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm, bằng nhiều con đường khác nhau. Đến đời Trần, Phật giáo được tôn làm quốc giáo, đây chính là điều kiện để các ngôi chùa ra ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

CHÙA ĐỨC SƠN

Tọa lạc tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, cách thành phố Vinh - trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An khoảng 22km về phía Tây, theo dân gian truyền tụng, chùa Đức Sơn được xây dựng vào thời Trần, trên một vùng đất mang đậm dấu ấn lịch sử. Mảnh đất này xưa kia là nơi Vua Mai Thúc Loan đóng đô, xây thành Vạn An để chống quân xâm lược nhà Đường thế kỷ thứ VIII, nơi nàng công chúa thứ 2 của Vua Lê Trang Tông chọn để ẩn cư khi chạy loạn. Xung quanh chùa là hệ thống di tích dày đặc như đình Đức Nậm, đền Đức Nậm, đền Hồ Sơn..., đặc biệt, ngay cạnh chùa có một ngôi đền cổ cùng song song tồn tại, đó là đền Đức Sơn. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho truyền thống văn hiến của mảnh đất Vân Diên nói riêng và Nam Đàn nói chung.

Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm, bằng nhiều con đường khác nhau. Đến đời Trần, Phật giáo được tôn làm quốc giáo, đây chính là điều kiện để các ngôi chùa ra đời và phát triển. Chùa Đức Sơn được xây dựng trong hoàn cảnh đó. Lúc này, chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là nơi hội họp, vui chơi của dân làng. Một số nhà sư còn mở lớp dạy học ngay tại chùa. Điều đặc biệt, trong khi hầu hết

các ngôi chùa làng ở Nghệ An nói chung và Nam Đàn nói riêng đều không có sư trụ trì thì ngôi chùa này luôn có sự hiện diện của các nhà sư. Điều này một lần nữa khẳng định sự thịnh hành của Phật giáo ở nơi đây.

Với tổng diện tích 1.202m, gồm các công trình như cổng, bàn thờ thập loại cô hồn, lầu hộ pháp, nhà lục đạo, nhà Tổ, chùa Hạ, chùa Thượng, chùa Đức Sơn được bài trí thờ theo phái Đại thừa, gồm các nhân vật sau:

Phật Thích Ca Mâu Ni là con trai của Tịnh Phạn vương - Vua của nước Ca Tỳ La Vệ (một nước nhỏ trong nước Ấn Độ thời cổ đại). Tương truyền, Ngài là người thông minh, tài giỏi, có 32 tướng tốt, mặt tròn như vành nguyệt, mũi cao, mắt sáng, miệng rộng, tai dài, ngực có ấn chữ Vạn. Năm 29 tuổi, Ngài xuất gia tu hành nhưng chưa đúng phương pháp nên không có kết quả. Khi Ngài ngộ ra rằng: từ cuộc sống đầy đủ vật chất, thỏa mãn dục vọng lẫn cuộc sống khổ hạnh, hành xác đều đi chệch khỏi con đường đúng đắn, Ngài đến dưới Cây Bồ Đề, ngồi thiền định. Đến ngày thứ 49, Ngài đắc đạo. Từ đó, suốt 45 năm, dấu chân Đức Phật và các đệ tử của Ngài đi khắp xứ Ấn Độ, đem ánh sáng, trí tuệ của Phật pháp để giáo hóa chúng sinh. Năm 80 tuổi, Ngài viên tịch. Thi thể của Ngài được hỏa thiêu và chia cho một số nước để thờ phụng.

Di Đà Tam Tôn thường gọi là Tây Phương tam thánh, gồm Phật A Di Đà ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải. Theo giáo lý nhà Phật, có một thế giới gọi là Tây Phương Cực Lạc, ở đó Phật A Di Đà làm giáo chủ, đang thuyết pháp để hóa độ chúng sinh. Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ tát có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn, được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau, tại chùa Đức Sơn, Ngài hóa thân thành “Quan Âm Tống tử”. Đại Thế Chí Bồ Tát ở cõi Cực Lạc để cùng Phật A di đà và Quan Thế Âm Bồ tát tiếp dẫn chúng sinh ra khỏi khổ não, đạt đến quả phúc viên mãn.

Ngoài các vị chư Phật kể trên, tại chùa còn thờ Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Ngọc hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thiện sĩ, Tổ Sư...

Chùa Đức Sơn tuy được xây dựng vào thời Trần nhưng qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo, đến nay, kiến trúc chùa cơ bản mang đậm dấu ấn cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Điều đặc biệt là trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hệ thống tượng pháp - linh hồn của ngôi chùa vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Đó là các bộ tượng Tam thế, Di Đà Tam Tôn, Hoa Nghiêm Tam Thánh, Đức Ông - A nan đà, Thích Ca sơ sinh, hộ pháp... và nhiều hiện vật cổ, có giá trị như trống, chuông, 210 bản khắc Kinh.

Với những giá trị ấy, năm 2001, chùa Đức Sơn được xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 53/2001/QĐ-BVH, ngày 28/12/2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí