Lễ hội Đền Vua Mai
Lễ hội Đền Vua Mai
Lễ hội Đền Vua Mai
Lễ hội Đền Vua Mai
Lễ hội Đền Vua Mai
Lễ hội Đền Vua Mai
Lễ hội Đền Vua Mai

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Thị trấn Nam Đàn, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

LỄ HỘI ĐỀN VUA MAI – NAM ĐÀN           Cụm di tích vua Mai Hắc Đế tại huyện Nam Đàn có đền thờ ở thị trấn Nam Đàn, khu lăng mộ thuộc xã Vân Diên và mộ thân mẫu của ông ở xã Nam Thái. Đền thờ được xây dựng tại chính nơi xưa kia là trung tâm đại bản doanh của nghĩa quân vua Mai, đồng thời cung là kinh đô của Mai triều thuở ấy. Lễ hội Đền Vua Mai được tổ chức hằng năm, tưởng nhớ công đức vua Mai; đồng thời, ôn lại khí thế hào hùng, tinh thần bất khuất của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu trong việc chống lại ách đô hộ nhà Đường, giành quyền độc lập cho dân tộc trong gần 10 năm, từ năm 713 đến năm 722. Đây cũng là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân; góp phần giới thiệu, quảng bá về con người và mảnh đất Nam Đàn “địa linh nhân kiệt”, từ đó góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Ngoài phần lễ như: lễ khai quang, lễ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

LỄ HỘI ĐỀN VUA MAI – NAM ĐÀN

          Cụm di tích vua Mai Hắc Đế tại huyện Nam Đàn có đền thờ ở thị trấn Nam Đàn, khu lăng mộ thuộc xã Vân Diên và mộ thân mẫu của ông ở xã Nam Thái. Đền thờ được xây dựng tại chính nơi xưa kia là trung tâm đại bản doanh của nghĩa quân vua Mai, đồng thời cung là kinh đô của Mai triều thuở ấy.

Lễ hội Đền Vua Mai được tổ chức hằng năm, tưởng nhớ công đức vua Mai; đồng thời, ôn lại khí thế hào hùng, tinh thần bất khuất của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu trong việc chống lại ách đô hộ nhà Đường, giành quyền độc lập cho dân tộc trong gần 10 năm, từ năm 713 đến năm 722. Đây cũng là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân; góp phần giới thiệu, quảng bá về con người và mảnh đất Nam Đàn “địa linh nhân kiệt”, từ đó góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Ngoài phần lễ như: lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước nước, lễ rước thần, lễ đại tế, lễ dâng hương, phần hội với nhiều trò chơi dân gian truyền thống đan xen giữa các hoạt động văn hóa - thể thao như biểu diễn trống hội, múa rồng - lân, tổ chức cắm trại, hội thi “cỗ xôi gà”, hội hoa đăng, thi hát dân ca ví giặm, hội vật, đua thuyề̀n, thi đấu bóng chuyền, cờ thẻ... thu hút hàng nghìn người tham gia.

 

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí