Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác
Quê ngoại Bác

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Thị trấn Nam Đàn, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Cụm di tích Hoàng Trù - nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Cụm di tích Hoàng Trù, nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong khu vườn rộng 7 sào Trung Bộ (gần 3500m2), thuộc làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại đây có 3 ngôi nhà: Nhà ông Hoàng Đường và bà Nguyễn Thị Kép (ông, bà ngoại của Bác): Nhà tranh gồm 5 gian, phía trước và phía sau được che bằng phên nứa. Ba gian ngoài dùng làm nơi dạy học và nghỉ ngơi của ông Hoàng Đường. Hai gian trong là nơi sinh hoạt của gia đình. Tại nơi này, bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã cất tiếng khóc chào đời. Năm 1878, trong một lần đi chúc Tết ông Vương Thúc Mậu tại làng Sen, ông Hoàng Đường gặp cậu bé Nguyễn Sinh Sắc đang say sưa ngồi trên lưng trâu đọc sách. Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh, ông đã đón cậu về nuôi, cho ăn học thành danh và tác thành với cô con gái đầu lòng tài sắc vẹn toàn Hoàng Thị Loan. Như vậy, ngôi nhà không chỉ là nơi chào ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Cụm di tích Hoàng Trù - nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cụm di tích Hoàng Trù, nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong khu vườn rộng 7 sào Trung Bộ (gần 3500m2), thuộc làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại đây có 3 ngôi nhà:

Nhà ông Hoàng Đường và bà Nguyễn Thị Kép (ông, bà ngoại của Bác): Nhà tranh gồm 5 gian, phía trước và phía sau được che bằng phên nứa. Ba gian ngoài dùng làm nơi dạy học và nghỉ ngơi của ông Hoàng Đường. Hai gian trong là nơi sinh hoạt của gia đình. Tại nơi này, bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã cất tiếng khóc chào đời.

Năm 1878, trong một lần đi chúc Tết ông Vương Thúc Mậu tại làng Sen, ông Hoàng Đường gặp cậu bé Nguyễn Sinh Sắc đang say sưa ngồi trên lưng trâu đọc sách. Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh, ông đã đón cậu về nuôi, cho ăn học thành danh và tác thành với cô con gái đầu lòng tài sắc vẹn toàn Hoàng Thị Loan.

Như vậy, ngôi nhà không chỉ là nơi chào đời của bà Hoàng Thị Loan mà còn là nơi ươm mầm, nuôi dưỡng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc, là nơi xây dựng hạnh phúc lứa đôi của song thân Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Để hai con có chỗ ở riêng sau ngày cưới (1883), ông Hoàng Đường đã dựng ngôi nhà tranh 3 gian cho vợ chồng trẻ. Trong ngôi nhà đơn sơ này, bà Hoàng Thị Loan đã sinh ra 3 người con ưu tú: Nguyễn Thị Thanh (1884), Nguyễn Sinh Khiêm (1888), và trên chiếc giường tre mộc mạc, ngày 19/5/1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên của Bác lúc còn nhỏ) đã cất tiếng khóc chào đời.

Khoa thi Hương năm Giáp Ngọ (1894), Nguyễn Sinh Sắc đỗ Cử nhân. Sau đó, ông vào Huế học tại Trường Quốc Tử Giám. Bà Hoàng Thị Loan đã để con gái lớn ở quê nhà, dẫn hai người con nhỏ gồng gánh vào Huế nuôi chồng ăn học. Năm 1900, bà Hoàng Thị Loan mất sau khi sinh người con thứ 4 là Nguyễn Sinh Xin. Ngày ấy, cậu bé Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi đã phải bồng bế, xin sữa nuôi em trong nỗi đau buồn vô hạn. Ít lâu sau, người em út cũng xa lánh cõi trần.

Sau khi vợ mất, ông Nguyễn Sinh Sắc đón các con trở về sinh sống tại Hoàng Trù. Khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), ông dự thi và đỗ Phó bảng. Theo tục lệ “Vinh quy bái tổ”, ông cùng các con rời mảnh đất Hoàng Trù đầy ân nghĩa trở về sinh sống tại làng Sen. Ngôi nhà tại Hoàng Trù được đem cho bà con dòng họ Hoàng Xuân sử dụng. Năm 1959, di tích được khôi phục lại.

Trong dịp về thăm quê lần thứ 2 (1961), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất xúc động khi về thăm lại ngôi nhà, thăm những kỷ vật thân thương từng gắn bó với Người thuở thiếu thời ở làng Hoàng Trù.

Nhà thờ chi họ Hoàng Xuân: Dòng họ Hoàng Xuân phát tích từ làng Hoàng Vân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, vốn là một cự tộc quyền quý. Thời Hậu Lê, ông Hoàng Nghĩa Thân, Hoàng Nghĩa Lương sau khi giúp Vua dẹp loạn đã ở lại sinh cơ lập nghiệp ở tổng Phù Long (huyện Hưng Nguyên), đến đời thứ 9, ông Hoàng Phác Cần chuyển lên sinh sống, lập ra họ Hoàng làng Hoàng Trù. Ngôi nhà thờ lợp ngói do ông Hoàng Đường dựng năm 1881 để thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, trên đôi cột quyết trước nhà có đôi câu đối:

“Hoàng Vân chính khí truyền thiên cổ;

Chung Cư hùng thanh chấn ức niên”.

Những năm tháng sống tại quê hương, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường vào nhà thờ thắp hương tưởng niệm tổ tiên. Đây cũng là địa chỉ Bác ghé thăm khi trở về thăm quê lần thứ 2 (1961).

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí