Đền Bà Chúa Chè
Đền Bà Chúa Chè
Đền Bà Chúa Chè
Đền Bà Chúa Chè
Đền Bà Chúa Chè
Đền Bà Chúa Chè
Đền Bà Chúa Chè
Đền Bà Chúa Chè
Đền Bà Chúa Chè
Đền Bà Chúa Chè

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Hạnh Lâm, Huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An

ĐỀN BÀ CHÚA CHÈ – THANH CHƯƠNG Đền Bà Chúa Chè thuộc xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An được xây dựng vào thời Nguyễn để thờ “Trà Lâm ngọc nữ Văn nương công chúa” và phối thờ bà Đinh Thị Nguyệt. Thần “Trà Lâm ngọc nữ Văn nương công chúa” có công giúp vua Lê Lợi đánh giặc và thường hiển linh giúp dân đánh đuổi thú dữ, bảo vệ mùa màng, vật nuôi. Thần được nhân dân làng Đồi Chè xã Man Lâm (nay thuộc xã Hạnh Lâm) tôn làm Thành hoàng và được các triều đại phong kiến Sắc phong “Trung đẳng thần”. Bà Đinh Thị Nguyệt (Hậu duệ Tiến Sỹ Đinh Nhật Thận) có nhiều đóng góp cho hai cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trần Tấn - Đặng Như Mai (1874) và Tiến sỹ Đinh Văn Chất (1885). Trong các cuộc khởi nghĩa, bà luôn luôn hăng hái tham gia các hoạt động do thủ lĩnh giao phó như đốc suất binh lương, vận động nhân dân giúp đỡ nghĩa quân.  Đặc biêt, sau khi cuộc khởi nghĩa của Đinh Văn Chất thất bại, ông bị thực dân Pháp hành hình, chính bà Đinh ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐỀN BÀ CHÚA CHÈ – THANH CHƯƠNG

Đền Bà Chúa Chè thuộc xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An được xây dựng vào thời Nguyễn để thờ “Trà Lâm ngọc nữ Văn nương công chúa” và phối thờ bà Đinh Thị Nguyệt. Thần “Trà Lâm ngọc nữ Văn nương công chúa” có công giúp vua Lê Lợi đánh giặc và thường hiển linh giúp dân đánh đuổi thú dữ, bảo vệ mùa màng, vật nuôi. Thần được nhân dân làng Đồi Chè xã Man Lâm (nay thuộc xã Hạnh Lâm) tôn làm Thành hoàng và được các triều đại phong kiến Sắc phong “Trung đẳng thần”. Bà Đinh Thị Nguyệt (Hậu duệ Tiến Sỹ Đinh Nhật Thận) có nhiều đóng góp cho hai cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trần Tấn - Đặng Như Mai (1874) và Tiến sỹ Đinh Văn Chất (1885). Trong các cuộc khởi nghĩa, bà luôn luôn hăng hái tham gia các hoạt động do thủ lĩnh giao phó như đốc suất binh lương, vận động nhân dân giúp đỡ nghĩa quân.  Đặc biêt, sau khi cuộc khởi nghĩa của Đinh Văn Chất thất bại, ông bị thực dân Pháp hành hình, chính bà Đinh Thị Nguyệt là người đã bí mật lấy trộm đầu của thủ lĩnh về chôn cất thờ phụng. Nguyên xưa, Đền gồm 2 tòa bái đường và hậu cung. Đến năm 1970, Bái đường được đưa về làm kho Hợp tác xã; Hậu cung bị hư hỏng nặng. Năm 1998, chính quyền và nhân dân xã Hạnh Lâm đã đưa Bái đường về vị trí cũ. Năm 2002, Hậu cung được phục dựng.

Đền Bà Chúa toạ lạc trên một khu đất rộng 2565m2 nằm thoải ven bãi sông Lam, theo phong thuỷ hữu tình. Phía trước đền là dòng sông Lam trong xanh uốn lượn, xung quanh xưa kia là một làng mạc trù phú, nay là những cánh đồng, bãi mía nương dâu, ruộng ngô tươi tốt. Đứng trước đền, những hàng cây cổ thụ đổ bóng lan toả cành xuống cổng đền tạo nên vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm. Phía sau, xa xa có núi Ngưu Lĩnh che chắn những cơn gió độc, tạo cho đền một vị thế giao thoa giữa đất trời, sông núi.

Hiện tại các công trình kiến trúc của đền gồm cổng đền, sân đền, hạ điện, trung điện, tả vu, hữu vu và thượng điện, là kết quả của quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo đền dưới triều nhà Nguyễn. Đền Bà Chúa được coi là một mẫu mực điển hình của phong cách kiến trúc truyền thống, đăng đối, có tiền, có hậu, có thượng, có hạ, có tả, có hữu được bố cục trải dài theo chiều sâu nên đã tạo cho di tích một không gian thoáng đãng, nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, linh thiêng của chốn đền đài, miếu mão.

Đặc biệt, đền Bà Chúa còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị về lịch sử - văn hoá như sắc phong, câu đối, đại tự… giúp hậu thế có thêm nhiều tư liệu quý trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của các nhân vật được thờ tại đền.

Sự kiện đền Bà Chúa và nhân dân Thanh Chương vinh dự đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh thể hiện sự ghi nhận và quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân huyện Thanh Chương nói chung, xã Thanh Đồng nói riêng trong việc bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc, phát huy giá trị vô giá của di tích lịch sủ - văn hoá quý giá: Đền Bà Chúa.

Hàng năm, tại đền, diễn ra nhiều kỳ lễ trọng, lớn nhất là lễ Khai hạ được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng thu hút đông đảo nhân dân địa phương và vùng phụ cận về tham dự. 

 

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí