Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930
Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930
Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930
Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930
Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930
Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930
Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930
Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930
Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930
Hiệu Yên Xuân trụ sở của tổ chức của những người yêu nước Hưng nghiệp Hội xã từ năm 1922- 1926 và cơ sở của Đảng những năm 1929-1930

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Lĩnh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An

HIỆU YÊN XUÂN – ANH SƠN Hiệu Yên Xuân trụ trước đây thuộc làng Dương Xuân, tổng Đặng Sơn, phủ Anh Sơn, nay là xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, đây là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Nghệ An, ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử có giá trị. Ngày 16/11/1988 Bộ Văn hoá đã ra quyết định số 1288 VH/QĐ công nhận Hiệu Yên Xuân là di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia. Với mong muốn khơi dậy tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào và trân trọng truyền thống lịch sử quý báu cho thế hệ trẻ, những năm qua huyện Anh Sơn đã đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại di tích lịch sử hiệu Yên Xuân.           Từ lâu, vùng đất Yên Xuân đã được ví là nơi ươm mầm những “hạt giống đỏ” bởi từ năm 1920 của thế kỷ trước, nhiều thanh niên của vùng quê này và nhiều địa phương khác đã được giác ngộ lý tưởng, sau này trở thành hạt nhân của các phong trào cách mạng, đặc biệt là trong cao trào 1930 - 1931. Tại đây, năm ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

HIỆU YÊN XUÂN – ANH SƠN

 

Hiệu Yên Xuân trụ trước đây thuộc làng Dương Xuân, tổng Đặng Sơn, phủ Anh Sơn, nay là xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, đây là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Nghệ An, ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử có giá trị. Ngày 16/11/1988 Bộ Văn hoá đã ra quyết định số 1288 VH/QĐ công nhận Hiệu Yên Xuân là di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia. Với mong muốn khơi dậy tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào và trân trọng truyền thống lịch sử quý báu cho thế hệ trẻ, những năm qua huyện Anh Sơn đã đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại di tích lịch sử hiệu Yên Xuân.

 

          Từ lâu, vùng đất Yên Xuân đã được ví là nơi ươm mầm những “hạt giống đỏ” bởi từ năm 1920 của thế kỷ trước, nhiều thanh niên của vùng quê này và nhiều địa phương khác đã được giác ngộ lý tưởng, sau này trở thành hạt nhân của các phong trào cách mạng, đặc biệt là trong cao trào 1930 - 1931. Tại đây, năm 1922, một nhóm “Tâm giao” là những thanh niên yêu nước của làng Dương Xuân và Yên Lĩnh như: Hoàng Khắc Bạt, Phan Thái Ất, Cao Xuân Ủy, Phan Hoàng Thiềm… đã góp vốn mở một cửa hiệu lấy tên là: Hiệu Yên Xuân để bán thuốc Bắc, tạp hóa, may mặc; nhưng bên trong làm nơi để hoạt động cách mạng, đi lại, tuyên truyền, nuôi dưỡng nguồn cán bộ cho Cách mạng và xây dựng quỹ cho việc nghĩa. Nhận thấy Yên Xuân là cơ sở cách mạng quan trọng, các đồng chí: Dương Đình Thúy, Nguyễn Phong Sắc đã về đây thành lập chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và Đông dương Cộng sản đảng đầu tiên ở Anh Sơn.

 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng ngày càng phát triển. Hiệu Yên Xuân trở thành cơ quan liên lạc và cơ sở kinh tài của Đảng, nơi tổ chức chỉ đạo phong trào của nhân dân trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Một trong những tấm gương cộng sản kiên trung với sự hoạt động mạnh mẽ tại hiệu Yên Xuân thời bấy giờ đó là đồng chí Phan Thái Ất – một người con của làng Dương Xuân, xã Lĩnh Sơn. Ông là người đã lập ra và là Bí thư Nông hội Đỏ Nghệ An lúc bấy giờ để tập hợp quần chúng nhân dân chung sức đấu tranh cách mạng. Những hoạt động của chi bộ được đồng chí Nguyễn Phong Sắc – Trung ương Ủy viên phụ trách Xứ ủy Trung Kỳ ghi nhận và đánh giá cao. Trên cơ sở hoạt động của các đảng viên Chi bộ Yên Xuân, theo phương châm “vết dầu loang”, phong trào cách mạng đã lan ra khắp vùng và các vùng lân cận, nổi lên nhiều cuộc đấu tranh biểu tình đòi chống lại sưu cao thuế nặng của thực dân phong kiến góp phần vào cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh thời kỳ 1930-1931. Sự lớn mạnh và phát triển của chi bộ Yên Xuân đã trở thành nòng cốt của phong trào cách mạng trong toàn vùng. Và sau này, khi các tổ chức Đảng hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Chi bộ Yên Xuân vẫn là trụ cột vững chắc của các phong trào cách mạng, đặc biệt là cao trào 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh. Với những giá trị lịch sử to lớn đó, ngày 16/11/1988 Bộ Văn hoá đã ra quyết định số 1288 VH/QĐ công nhận Hiệu Yên Xuân là di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia.

Ngày nay, Hiệu Yên Xuân đã trở thành địa chỉ đỏ của huyện Anh Sơn. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã thường xuyên dùng Hiệu Yên Xuân làm nơi tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và là địa điểm giáo dục truyền thống cho thể hệ trẻ. Em Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, học sinh lớp 9A trường THCS Phan Thái Ất xã Lĩnh Sơn chia sẻ: “Những năm học vừa qua, em được nhà trường và BCH đoàn xã tổ chức rất nhiều đợt đi thăm và dâng hương tại hiệu Yên Xuân, em cũng rất vinh dự và tự hào được kết nạp Đoàn tại di tích lịch sử này. Trong những lần được đi thăm di tích lịch sử hiệu Yên Xuân, được nghe kể lại những câu chuyện, những giá trị lịch sử của cha ông để lại, chúng em thấy rất tự hào vì đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật giỏi để sau này có những việc làm đóng góp thiết thực cho quê hương, đất nước”.

Thầy giáo Trần Văn Giáp hiệu trưởng trường THCS Phan Thái Ất xã Lĩnh Sơn cho biết: Những năm qua, cùng với việc dạy văn hóa, để học sinh hiểu rõ hơn những giá trị văn hóa, lịch sử cũng như những truyền thống tốt đẹp của ông cha, hàng năm nhà trường đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tiếp lửa truyền thống”... Hay vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của Đảng, của dân tộc như Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2), Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4), Ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7)... nhà trường đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng và tổ chức cho học sinh thăm di tích lịch sử hiệu Yên Xuân. Bởi đây sẽ là minh chứng, là tư liệu “sống” để truyền thụ, bồi đắp thêm tình yêu, niềm tự hào về quê hương cho các thế hệ học sinh. Từ đó, các em cảm thấy phải có trách nhiệm hơn trong phấn đấu học tập, lao động để gìn giữ và phát huy hơn nữa truyền thống của quê hương mình, kế tục xứng đáng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

       Việc giáo dục truyền thống, lịch sử cho thế hệ trẻ ngày nay tại di tích lịch sử quốc gia Hiệu Yên Xuân đã thực sự tạo động lực, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong học tập, lao động, biết vượt qua khó khăn, có ý chí và khát vọng phấn đấu để trở thành những công dân có ích, đóng góp tích cực vào sự nghiệp dựng xây và phát triển đất nước, làm rạng danh thêm truyền thống đất và người Anh Sơn.

 

 

 

 

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí