Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát
Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát
Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát
Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát
Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát
Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát
Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát
Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát
Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát
Điểm tham quan Vườn dược liệu Pù Mát

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Chi Khê, Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An

VƯỜN DƯỢC LIỆU PÙ MÁT – CON CUÔNG Đến với vườn dược liệu Pù mát huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An, chúng ta không khỏi ấn tượng với vùng trồng cây dược liệu trải dài trên 7 hecta trong vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát. Đó là thành quả của chặng đường khởi nghiệp đầy gian nan mà anh Phan Xuân Diện - một kỹ sư nông nghiệp có niềm đam mê với cây cỏ đạt được.           Phan Xuân Diện sinh ra ở vùng quê lúa Yên Thành - tỉnh Nghệ An. Mảnh đất với củ khoai, cây lúa, với hình ảnh người nông dân quanh năm tảo tần, lam lũ vẫn không đủ ăn đã nuôi nấng giấc mơ của anh Diện: trở thành kỹ sư nông nghiệp để có thể đem cái gì đó mới hơn, tốt hơn nhằm thay đổi diện mạo quê hương. Năm 2000, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, anh rời quê theo đội tri thức trẻ tình nguyện vào công tác tại một xã miền núi của tỉnh Đắc Lắc. Ở đây, hàng ngày được chứng kiến cảnh người dân vào rừng hái cây dược liệu về bán cho tư ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

VƯỜN DƯỢC LIỆU PÙ MÁT – CON CUÔNG

 

Đến với vườn dược liệu Pù mát huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An, chúng ta không khỏi ấn tượng với vùng trồng cây dược liệu trải dài trên 7 hecta trong vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát. Đó là thành quả của chặng đường khởi nghiệp đầy gian nan mà anh Phan Xuân Diện - một kỹ sư nông nghiệp có niềm đam mê với cây cỏ đạt được.

          Phan Xuân Diện sinh ra ở vùng quê lúa Yên Thành - tỉnh Nghệ An. Mảnh đất với củ khoai, cây lúa, với hình ảnh người nông dân quanh năm tảo tần, lam lũ vẫn không đủ ăn đã nuôi nấng giấc mơ của anh Diện: trở thành kỹ sư nông nghiệp để có thể đem cái gì đó mới hơn, tốt hơn nhằm thay đổi diện mạo quê hương.

Năm 2000, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, anh rời quê theo đội tri thức trẻ tình nguyện vào công tác tại một xã miền núi của tỉnh Đắc Lắc. Ở đây, hàng ngày được chứng kiến cảnh người dân vào rừng hái cây dược liệu về bán cho tư thương, trong đầu anh bỗng nảy lên ý nghĩ "Tại sao mình không trồng cây dược liệu để bán?". Tuy vậy tại thời điểm đó với vai trò là tình nguyện viên của đội tri thức trẻ, công việc của anh chỉ mang tính chất hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Cuộc sống với bộn bề công việc cứ thế trôi đi khiến ước mơ của chàng trai trẻ mới manh nha đã vội chùng lại.

Trở về địa phương công tác tại phòng nông nghiệp huyện Con Cuông, Phan xuân Diện vẫn giữ tình yêu với cây cỏ thể hiện qua nhiều công trình khoa học với rất nhiều cây trồng khác nhau. Năm 2015, đang loay hoay tìm hướng đi cho mình thì UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học phát triển cây dược liệu quý thành cây chiến lược kinh tế của tỉnh nhà, anh Diện rất vui mừng. Nhận thấy tiềm năng to lớn về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Con Cuông, anh mạnh dạn đề xuất dự án trồng cây dược liệu quý tại huyện Con Cuông và được UBND tỉnh phê duyệt.

Trở thành chủ nhiệm dự án của chính mình, Phan xuân Diện dường như đã chạm đến giấc mơ. Từ một vùng đất hoang mênh mông cỏ dại, những loài cây dược liệu đầu tiên như dây thìa canh, cà gai leo, giảo cổ lam, đinh lăng, ... mọc lên tươi tốt, tràn đầy nhựa sống hứa hẹn một mùa bội thu. Nhưng khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ, đặc biệt là với một người chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn như anh. Ngay vụ thu hoạch đầu tiên, dự án của anh bắt đầu gặp khó khăn khi không tìm được đơn vị thu mua cây dược liệu. Không thể đứng nhìn “đứa con tinh thần” của mình “chết dần chết mòn”, anh cùng cộng sự bàn bạc và quyết định mở xưởng sản xuất và chế biến chè dược liệu khép kín.

Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ nông nghiệp Thành An (Sau này là công ty CP Dược liệu Pù Mát) ra đời, quy trình sản xuất bắt đầu đi vào hoạt động cũng là lúc lượng công việc ngày càng nhiều, căng thẳng, Phan Xuân Diện lúc đó đang là Phó phòng nông nghiệp huyện đã quyết định nghỉ hẳn công việc nhà nước trong sự phản đối của gia đình, bạn bè để tập trung nghiêm túc cho dự án của mình. Anh tin rằng. nhu cầu sử dụng thuốc từ cây dược liệu quý gần gũi với thiên nhiên là nhu cầu lớn và tất yếu của nhiều người. Thay vì việc nhiều người phải đặt hàng ở Hà Nội, Sài Gòn hay Đà Lạt, anh muốn mọi người dân được tiếp cận với sản phẩm có chất lượng tốt ngay tại chính quê hương của họ. Với niềm tin và sự quyết tâm mãnh liệt, bằng các hành động cụ thể, dần dần anh cũng được gia đình, bạn bè ủng hộ, giúp đỡ.

Nhắc lại những khó khăn đáng nhớ trong ngày đầu khởi nghiệp, anh Diện nói "Trong quá trình trồng cây cà gai leo, cỏ mọc nhiều và nhanh không thể tưởng tưởng được đến mức công nhân làm cỏ xử lý không kịp. Vì vậy 2 năm đầu tiên, Diện phải bỏ đi 1 ha cây cà gai leo mất trắng 500 triệu đồng. Cùng với đó việc trồng cây đinh lăng cũng gặp nhiều khó khăn. Vì trồng đinh lăng thì phải có tán, có năm trồng 1 ha cây đinh lăng không có tán là phải hủy hết thiệt hại lên tới hàng trăm triệu. Bên cạnh đó, trồng cây dược liệu cũng không được sử dụng thuốc trừ sâu mà phải tự chế biến nên rất tốn kém, lâu công”. Chặng đường khởi nghiệp gian nan vất vả khiến anh nhiều lúc gần như kiệt sức. Những lúc như thế anh lại tự động viên mình, nhìn vào lý do mình bắt đầu để bước tiếp. Với trăn trở " Tại sao nơi khác họ trồng được mà mình không trồng được trong khi điều kiện về địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng Con Cuông đều đáp ứng tốt cho việc trồng cây dược liệu?". Cùng với sự giúp đỡ của anh em kỹ thuật và chuyên gia, dần dần anh cũng tìm ra được nguyên nhân và khắc phục.

Từ 7 ha đất nằm trong vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát – nơi có độ cao 800m so với mực nước biển, áp dụng chuỗi sản xuất khép kín công nghệ cao, cẩn thận, ti mỉ từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến, các sản phẩm dược liệu của Công ty CP dược liệu Pù Mát được đánh giá có hàm lượng dược tính cao hơn các vùng khác (Theo kết quả phân tích, kiểm nghiệm của Viện Dược liệu - Bộ Y tế). Các sản phẩm trà thảo dược cà gai leo; dây thìa canh ; giảo cổ lam ; đinh lăng; có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như tiểu đường, giúp hạ và ổn định huyết áp, mỡ máu, chữa mụn nhọt, mề đay, lở ngứa ban sởi, tả, lỵ… rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại, mỗi ngày xưởng sản xuất ra khoản 300 - 400 hộp chè các loại để xuất bán ra thị trường. Với giá bán lẻ là 69.000 đ/ hộp, ước tính doanh thu hàng tháng của công ty đạt khoảng hơn 300 triệu đồng. Thật không khó để bắt gặp hình ảnh các sản phẩm trà túi lọc của công ty được trình bày trang trọng tại các Khách sạn lớn; các cuộc Hội nghị trong và ngoài tỉnh; Hội chợ, các quầy dược. Anh phấn khởi cho biết: Một số bạn hàng ở các nước Thái Lan; Trung Quốc; Nhật Bạn cũng đã liên hệ để tiêu thụ sản phẩm. Hiện công ty đang làm việc với Sở y tế và các bệnh viện để sớm đưa sản phẩm đến gần hơn với người bệnh.

Với quy mô hoạt động ngày càng lớn, công ty của anh Diện đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương. Mô hình thành công tạo động lực để người dân địa phương học hỏi làm theo. Theo anh Diện, với đặc tính dễ trồng lại được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, việc trồng cây dược liệu tại Con Cuông có thể đem lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha/năm cho người dân. Anh mơ ước có thể “phủ sóng” cây dược liệu khắp các huyện miền Tây xứ Nghệ trong thời gian sớm nhất để góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

Xem thêm thông tin

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí