Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc
Làng Vạc

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Phường Long Sơn, Thị xã Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An

LÀNG VẠC – THỊ XÃ THÁI HÒA Làng Vạc thuộc xã Nghĩa Hòa, nay là Thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn là một di tích khảo cổ thuộc nền Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ năm 1972. Tính đến nay đã 43 năm, gần nửa thế kỷ. Từ một làng quê hẻo lánh, Làng Vạc đã trở nên nổi tiếng với giới khảo cổ học trong và ngoài nước. Di tích khảo cổ học Làng Vạc đã được vinh danh là di tích lịch sử cấp Quốc gia và Lễ hội Làng Vạc mỗi năm tổ chức một lần thu hút dân cư quanh vùng và là điểm nhấn du lịch của cả huyện, tỉnh Nghệ An.           Từ khi mới phát hiện, Làng Vạc đã được giới khoa học trong và ngoài nước đặc biệt chú ý, bởi phát hiện ra những chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp trong lòng đất cùng nhiều đồ đồng khác. Lúc đó đang là thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Không quản hiểm nguy, 2 cán bộ của Viện Khảo cổ đã lặn lội vào tận Làng Vạc bằng xe đạp từ Hà Nội để nghiên cứu. Nay thì ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

LÀNG VẠC – THỊ XÃ THÁI HÒA

Làng Vạc thuộc xã Nghĩa Hòa, nay là Thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn là một di tích khảo cổ thuộc nền Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ năm 1972. Tính đến nay đã 43 năm, gần nửa thế kỷ. Từ một làng quê hẻo lánh, Làng Vạc đã trở nên nổi tiếng với giới khảo cổ học trong và ngoài nước. Di tích khảo cổ học Làng Vạc đã được vinh danh là di tích lịch sử cấp Quốc gia và Lễ hội Làng Vạc mỗi năm tổ chức một lần thu hút dân cư quanh vùng và là điểm nhấn du lịch của cả huyện, tỉnh Nghệ An.

          Từ khi mới phát hiện, Làng Vạc đã được giới khoa học trong và ngoài nước đặc biệt chú ý, bởi phát hiện ra những chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp trong lòng đất cùng nhiều đồ đồng khác. Lúc đó đang là thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Không quản hiểm nguy, 2 cán bộ của Viện Khảo cổ đã lặn lội vào tận Làng Vạc bằng xe đạp từ Hà Nội để nghiên cứu. Nay thì 1 trong 2 nhà khảo cổ đó đã khuất núi. Chưa đầy một năm sau, năm 1973, Viện Khảo cổ đã tổ chức khai quật lần thứ nhất một cách bài bản và kết quả thật khả quan. Đã tìm được ở đây một khu mộ táng khá bề thế có cả những chiếc trống đồng là đồ tùy táng, chôn theo người quá cố. Bên cạnh đó còn thấy nhiều dao găm có cán hình người, hình đôi rắn đang ngậm chân voi, đôi rắn ngậm chân hổ và khá nhiều vòng ống đeo cổ tay, cổ chân lại được gắn nhiều lục lạc bằng đồng. Cho đến bây giờ ở ta chưa có một khu mộ cổ nào có nhiều trống đồng và đồ nghệ thuật bằng đồng nhiều và đẹp hơn thế.

          Đến năm 1981, khu mộ Làng Vạc lại tiếp tục được khai quật. Từ lòng đất nơi đây lại cung cấp thêm nhiều đồ quý nữa khiến cho nhiều nhà khoa học nước ngoài chú ý, nhất là các nhà khảo cổ học Nhật Bản. 

          Trong hai năm 1990 và 1991, một đợt khai quật rất quy mô tại địa điểm Làng Vạc được tổ chức bởi các nhà khảo cổ học Việt Nam và Nhật Bản. Đây là một chương trình hợp tác quốc tế đầu tiên giữa Viện Khảo cổ học và Đại học Sophia, Đại học Tokyo của Nhật Bản. Cuộc khai quật hợp tác lần này đã đưa ra những nhận thức mới về ý nghĩa của địa điểm khảo cổ học này. Rất nhiều mộ táng cùng với nhiều loại đồ đồng đẹp, đồ thủy tinh, hạt mã não trang sức được phát hiện. Làng Vạc lạithêm một lần nổi tiếng nữa, lần này thì rất nhiều nhà khảo cổ học nước ngoài biết đến. Một quyển sách công bố về Làng Vạc là công trình hợp tác Nhật Bản - Việt Nam được đánh giá cao về mặt khoa học với tên gọi “The Lang Vac site” (Di chỉ Làng Vạc) đã được xuất bản vào năm 2004, bằng tiếng Anh tại Tokyo, Nhật Bản.

          Di tích Làng Vạc quý và hiếm không chỉ vì đã cung cấp cho kho tàng di sản vật thể ở ta một loạt những trống đồng và các đồ nghệ thuật trang sức độc đáo, mang đầy tính thẩm mỹ cao. Mà, Làng Vạc còn là nơi giúp các nhà khoa học phác thảo được bức tranh lịch sử đương thời, điều đó vô cùng ý nghĩa đối với lịch sử đất nước ta và lịch sử dân tộc Việt. 

          Làng Vạc vừa là một làng cổ và là một khu mộ cổ bề thế. Các nhà khảo cổ đã từng phát hiện ra chứng tích của làng cổ này là một tầng văn hóa chứa đầy mảnh gốm vỡ. Làng Vạc là một trong những di tích thuộc nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, cách đây hơn 2.000 năm. Các nhà khoa học đã từng phân tích một mẫu than tro ở đây theo phương pháp các bon phóng xạ, cho kết quả là: 1990 ± 85 năm cách năm 1950, tức là vào khoảng năm 40 trước Công Nguyên. Hay nói một cách khác là vào thế kỷ I trước Công Nguyên. Vào năm đó, nhà Hán đã xâm lược nước ta. Dưới đồng bằng đã có những cuộc tàn sát về văn hóa của người Lạc Việt với chính sách tận diệt trống đồng, thu trống để đúc ngựa đồng và cột đồng Mã Viện như thư tịch cổ ghi lại. Thế mà, ở vùng núi Nghĩa Đàn vẫn còn tộc người Việt cổ ở Làng Vạc vẫn giữ được bản sắc của văn hóa Đông Sơn và trống đồng Đông Sơn. Nhà Hán chưa với tay được đến vùng Làng Vạc, nhờ thế mà chúng ta mới biết được nền văn hóa Đông Sơn còn rạng rỡ thế nào ngay cả sau thời điểm năm 111 trước Công Nguyên, là năm nhà Hán đã cai trị nước ta.

          Cùng với địa điểm khảo cổ học Làng Vạc thuộc nền văn hóa Đông Sơn, nơi đây ghi nhận sức sống mạnh mẽ của nền văn minh Việt cổ trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí