Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Phường Quỳnh Phương, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An
ĐỀN CỜN
Đền Cờn tọa lạc trên gò Diệc, sát cửa Càn Hải hay còn gọi là Cửa Cần (Cần Khẩu) thuộc xã Hương Cần, tổng Hoàng Mai, nay là phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Đền Cờn được xây dựng dưới đời nhà Trần, là nơi thờ tự Tứ vị Thánh nương.
Tứ vị Thánh nương là ba mẹ con Hoàng hậu và công chúa nước Nam Tống gồm Thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương, và bà nhũ mẫu. Truyền thuyết kể lại rằng: khoảng năm 1229, quân Nguyên - Mông từng bước thôn tính nhà. Nam Tống ở Trung Quốc, đánh úp quân Tống ở Nhai Tú Phu või Sơn. Tình thế nguy cấp, Tả Thừa tướng Lục mang theo Vua Đế Bính (8 tuổi) cùng gia quyến xuống thuyền chạy loạn ngoài biển. Không may gặp phải sóng to gió lớn, thuyền chở vua tôi nhà Nam Tống bị chìm ngoài Biển Đông. Thi thể ba mẹ con công chúa trôi dạt vào cửa Càn.
Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối mặc xiêm y quý tộc, da dẻ hồng hào, trên người phảng mùi thơm như lan, như quế nên lấy làm lạ, bèn chôn cất tử tế và lập miếu thờ. Từ đó, người dân đặt tên cho địa phương mình là Hương Cần, hay Phương Cần.
Đền Cờn từ xưa đã được biết đến là ngôi đền linh thiêng nhất trong 4 ngôi đền nổi tiếng của xứ Nghệ: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tử Chiêu Trưng” Cho đến nay, tại đền này dân gian vẫn truyền tụng nhau “cầu gì được nấy”: cầu mưa thuận gió hòa, cầu mùa màng tốt tươi, cầu đánh bắt được nhiều cá tôm, cầu thi cử đỗ đạt, con cháu đề huề... đều ứng nghiệm. Đặc biệt, đền Cờn còn nổi tiếng bởi là ngôi đền có tới 3 bậc đế vương là Vua Trần Anh Tông, Vua Lê Thánh Tông, Vua Quang Trung trước khi đi đánh trận đều đến dâng hương xin phù hộ và đều được Tứ vị Thánh nương hiển linh phù trợ đánh thắng giặc. Tưởng nhớ công lao của Tứ vị Thánh nương, các vua đều ban cấp sắc phong, tiền bạc tu bổ, tôn tạo ngôi đền ngày càng bề thế, uy nghiêm, trở thành trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân vùng biển.
Nguyên xưa đền được làm bằng nhà tranh, được xây dựng bằng gạch ngói dưới thời Trần, phát triển quy mô lớn ở thời Lê, Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, di tích gồm có lớn ở thời Lê, trùng tu nhiều lần dưới thời Nguyễn…Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, di tích gồm có 4 tòa chính, bố trí theo trục dọc kiểu trùng thềm điệp ốc và 5 nhà phụ để đồ tế khí: kiệu, thuyền đua, tàn lọng và nơi sinh hoạt soạn lễ của dân.
Hiện nay, đền vẫn còn tòa nghi môn gồm 2 tầng, 8 mái. Qua cổng đền vào sân, bước lên 11 bậc tam cấp là tòa nhà ca vũ. Đây là công trình đẹp nhất di tích, tiếp đến là tam tòa hạ điện, trung điện, thượng điện. Hiện vật được lưu giữ tại đền khá lớn, phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu, có giá trị nghệ thuật cao. Đó là hệ thống tượng pháp và con giống bằng đá, đồng, gỗ. Ngoài ra còn có các loại bằng sắc, thần phả, câu đối, đại tự, đồ tế, khí, kiệu, tàn lọng, bằng vật liệu gỗ, ngà, đồng…
Cách đền Cờn Trong khoảng 1km là đền Cờn Ngoài, tọa lạc trên điểm cao nhất của núi Thằn Lằn, sát cửa biển Lạch Cờn. Đền thờ vua quan nhà Tống là: Tống quốc gia. Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu. Các vị thần này trước được phối thờ ở đền Cờn Trong, song do quan niệm nho giáo “nam nữ bất đồng cung” nên đến thời Lê Thánh Tông được xây dựng đền thờ riêng. Ngôi đền hiện nay được tôn tạo lại với các tòa thượng điện, hạ điện, tả vu, hữu vu và các công trình phụ trợ. Tại đền còn lưu giữ được hệ thống tượng đá khá phong phú.
Đền Cờn không chỉ là ngôi đền linh thiêng vào bậc nhất xứ Nghệ mà còn có cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình và lễ hội độc đáo đã và đang là địa chỉ du lịch thu hút khách thập phương đến chiêm bái, hành lễ.
Ngày 29/01/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóaThể thao và Du lịch) công nhận Đền Cờn là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 68/QĐ-BVHTT.
Ngày 13/6/2016 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2067/QĐBVHTTDL đưa Lễ hội đền Cờn và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khoảng cách: 4,28 km
Khoảng cách: 4,32 km
Khoảng cách: 4,33 km
Khoảng cách: 4,79 km
Khoảng cách: 5 km
Khoảng cách: 5,23 km
Khoảng cách: 6,26 km
Khoảng cách: 6,27 km
Khoảng cách: 6,57 km
Khoảng cách: 7,14 km
Khoảng cách: 11,19 km
Khoảng cách: 11,53 km
Khoảng cách: 11,92 km
Khoảng cách: 13,65 km
Khoảng cách: 15,41 km
Khoảng cách: 15,50 km
Khoảng cách: 15,78 km
Khoảng cách: 16,49 km
Khoảng cách: 1,27 km
Khoảng cách: 1,38 km
Khoảng cách: 1,40 km
Khoảng cách: 3,91 km
Khoảng cách: 4,17 km
Khoảng cách: 5,20 km
Khoảng cách: 14,10 km
Khoảng cách: 15,13 km
Khoảng cách: 15,40 km
Khoảng cách: 15,67 km
Khoảng cách: 17,71 km
Khoảng cách: 300 m
Khoảng cách: 1,08 km
Khoảng cách: 2,99 km
Khoảng cách: 4,14 km
Khoảng cách: 4,62 km
Khoảng cách: 5,50 km
Khoảng cách: 7,72 km
Khoảng cách: 8,21 km
Khoảng cách: 8,21 km
Khoảng cách: 11,68 km
Khoảng cách: 12,29 km
Khoảng cách: 12,40 km
Khoảng cách: 12,56 km
Khoảng cách: 12,58 km
Khoảng cách: 12,62 km
Khoảng cách: 580 m
Khoảng cách: 690 m
Khoảng cách: 930 m
Khoảng cách: 15,73 km
Khoảng cách: 15,75 km
Khoảng cách: 16,21 km
Khoảng cách: 16,72 km