Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Võ Liệt, Huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An

ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH ĐỀN BẠCH MÃ Đền Bạch Mã là một trong bốn ngôi đền linh thiêng được nhắc đến trong câu ca nổi tiếng: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”, tọa lạc trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng - huyện Thanh Chương Ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ XV, đây là nơi thờ vị tướng trẻ Phan Đà, người có nhiều đóng góp cho công cuộc chống giặc Minh xâm lược trên mảnh đất này. Phan Đà sinh ra và lớn lên tại thôn Chí Linh, xã Võ Liệt, huyện Thổ Du (nay là thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương). Tuổi thơ của ông gắn liền với nỗi thống khổ của người dân mất nước. Bởi vậy, ông sớm hình thành tư tưởng yêu nước, tập hợp các tráng đinh cùng chung chí hướng trong vùng, luyện tập võ nghệ và tiến hành nhiều trận phục kích làm tiêu hao sinh lực địch. Năm 1424, khi Lê Lợi về Nghệ An tìm đất đứng chân theo kế của Nguyễn Chích, nghe danh vị tướng trẻ Phan Đà, Lê Lợi đã cho người tìm về, mời Phan ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH ĐỀN BẠCH MÃ

 

Đền Bạch Mã là một trong bốn ngôi đền linh thiêng được nhắc đến trong câu ca nổi tiếng: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”, tọa lạc trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng - huyện Thanh Chương Ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ XV, đây là nơi thờ vị tướng trẻ Phan Đà, người có nhiều đóng góp cho công cuộc chống giặc Minh xâm lược trên mảnh đất này.

Phan Đà sinh ra và lớn lên tại thôn Chí Linh, xã Võ Liệt, huyện Thổ Du (nay là thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương). Tuổi thơ của ông gắn liền với nỗi thống khổ của người dân mất nước. Bởi vậy, ông sớm hình thành tư tưởng yêu nước, tập hợp các tráng đinh cùng chung chí hướng trong vùng, luyện tập võ nghệ và tiến hành nhiều trận phục kích làm tiêu hao sinh lực địch.

Năm 1424, khi Lê Lợi về Nghệ An tìm đất đứng chân theo kế của Nguyễn Chích, nghe danh vị tướng trẻ Phan Đà, Lê Lợi đã cho người tìm về, mời Phan Đà cùng toàn bộ các tráng đinh gia nhập nghĩa quân của Lê Lợi. Từ đó, ông trở thành cánh tay đắc lực được Lê Lợi tin tưởng, trọng dụng. Tương truyền, khi ra trận, ông thường mặc bộ giáp trắng, cưỡi ngựa trắng, đi tiên phong, làm nên nhiều chiến thắng vang dội như Trà Lân, Đỗ Gia, động Tiên Hoa,... Tên tuổi của ông trở thành nỗi khiếp đảm với kẻ thù. Sau nhiều lần lập công, ông được Lê Lợi giao trực tiếp trấn giữ thành Bình Ngô (nay thuộc xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương).

Năm 1426, trong một trận chiến không cân sức với địch tại bờ Bắc sông Lam, Phan Đà hy sinh khi mới ngoài hai mươi tuổi. Tương truyền, thi hài ông được an táng ở Mồ Cả (nay thuộc xã Thanh Long).

Đánh giá và ghi nhận công lao của Phan Đà, sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã truy phong ông là “Đại tướng quân”, gia tặng “Đô Thiên Đại đế Bạch mã Thượng đẳng Phúc thần”, cho Nhân dẫn lập đền thờ và liệt vào hàng “Điển lễ Quốc tế”. Khi ra trận, ngài thường cưỡi con tuấn mã màu trắng, vì vậy tên đền được đặt tên là Bạch Mã, con ngựa trắng đã cùng ông vào sinh ra tử.

Trước mặt đền là sông Rộ uốn mình như dải lụa, sau lưng đền là con đường nhựa thẳng tắp nối từ quốc lộ 49 qua cầu Rộ tới tận đường Hồ Chí Minh. Đền Bạch Mã nằm trên vùng đất rộng khoảng hơn 4.000m. Là công trình tưởng niệm một danh tướng do đích thân nhà vua ra chiếu chỉ xây dựng nên đã được đầu tư thực hiện cẩn trọng và hoành tráng. Công trình gồm có tam quan, nghi môn, thượng điện, trung điện, hạ điện, tả vu và hữu vu với nhiều kiến trúc độc đáo. Trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật và đồ tế khí quý hiếm, khá đa dạng mang giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật gồm 28 lục lạc bằng đồng, 2 tượng voi, 1 long ngai đầu rồng, 4 bộ bát bửu, 1 kiệu rồng, 31 đài trán, 8 mâm ngũ quả, 2 nhà vàng, nhà bạc, 1 mũ lưới, 10 bát hương và nhiều sắc phong,.. Đèn uy nghi, bề thế, với nhiều mảng chạm khắc đẹp mắt, đặc biệt là ở trung điện, thượng điện. Mỗi chi tiết gỗ là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với các đề tài truyền thống như phượng hàm thư, cá hóa rồng, rùa đội hoa sen, long mã,... thể hiện trình độ “bậc thầy” của người nghệ nhân xưa. Các đề tài này không chỉ thể hiện sự uy nghiêm, tôn kính đối với vị thần chủ mà còn thể hiện ước mơ, khát vọng của người dân Võ Liệt về một cuộc sống an bình, hạnh phúc, như đương thời vị thần chủ của đền hằng mong muốn. Thần Bạch Mã nổi tiếng linh thiêng, đã nhiều lần linh ứng cứu dân, độ thế và phù trợ các vị vua, tướng của các triều đại đánh thắng kẻ thù. Người qua đây, kể cả quan lại cũng phải xuống ngả mũ nón vái lạy. Thần được các triều đại phong kiến gia phong là “Thượng Thượng Thượng Đẳng tối linh tôn thần”.

Đền Bạch Mã cũng là nơi ghi dấu ấn nhiều sự kiện lịch sử quan trọng gắn với các sự kiện chinh phục phương Nam của nhiều triều đại phong kiến, nhiều bậc vua chúa đã từng đến dâng hương và lưu trú tại đền.

Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, đền Bạch Mã được sử dụng để tổ chức các hoạt động bí mật của tổ chức Nông hội đỏ xã Võ Liệt. Năm 1945, Nhân dân tổng Võ Liệt đã tập trung tại đền trước lúc đến huyện đường lật đổ chính quyền thực dân phong kiến và rất nhiều sự kiện quan trọng khác.

Lễ hội đền Bạch Mã diễn ra từ ngày 9 - 10 tháng 2 âm lịch, là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá của địa phương, gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Điểm nhấn của phần lễ là việc rước long ngai bài vị của thần Bạch Mã đi qua các thôn, xóm trước lúc về phủ ngoại - là nơi thờ cha mẹ của thần. Phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như vật cù, đập niêu, chọi gà,...Ngoài ra, khi tham gia lễ hội, du khách còn được thưởng thức các loại ẩm thực mang hương vị đặc trưng của Thanh Chương như nhút, trám,... Năm 1994, đền Bạch Mã được xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 226/QĐ-BT ngày 5 tháng 2 năm 1994.

Những năm gần đây, dưới sự quan tâm của các cấp chính quyền và đông đảo Nhân dân, đền được trùng tu khang trang, vừa bảo tồn được kiến trúc gốc, vừa xứng tầm với công lao và vị thế của danh tướng Phan Đà, góp phần quảng bá hình ảnh Thanh Chương trên bản đồ du lịch trong và ngoài nước. Từ đó, giúp địa phương định hướng chiến lược phát triển kinh tế hiện tại và tương lai.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí