Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn
Làng gốm Trù Sơn

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Trù Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An

LÀNG GỐM TRÙ SƠN – ĐÔ LƯƠNG  Làng Trù Sơn, còn gọi là làng Nồi, xưa thuộc Trù Ú, cách thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An 20km về phía Đông Nam. Nơi đây là vùng duy nhất làm ra các loại nồi bằng đất ở xứ Nghệ và cũng là nơi hiếm hoi trong cả nước đến nay còn duy trì nghề làm nồi đất. Khác với Phù Lãng hay Bát Tràng, người thợ gốm Trù Sơn không để cả khối đất lên bàn xoay, mà dùng đất đã nhào nhuyễn vắt theo hình con chạch mà họ gọi là rói để ghép nối từng phần. Tất cả các công cụ làm gốm cũng chỉ gồm một cái bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và những khoanh nứa mỏng (gọi là khót) để tạo dáng và làm nhẵn. Vật liệu dùng để nung gốm chỉ là lá cây, có khi là rơm rạ. Theo thống kê của chính quyền xã Trù Sơn, hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 60 hộ làm nghề, tập trung chủ yếu ở các xóm 10, 11, 12, 13. Sản phẩm gốm Trù Sơn chủ yếu là nồi nhưng khá đa dạng. Có khoảng 30 ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

LÀNG GỐM TRÙ SƠN – ĐÔ LƯƠNG

 

 Làng Trù Sơn, còn gọi là làng Nồi, xưa thuộc Trù Ú, cách thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An 20km về phía Đông Nam. Nơi đây là vùng duy nhất làm ra các loại nồi bằng đất ở xứ Nghệ và cũng là nơi hiếm hoi trong cả nước đến nay còn duy trì nghề làm nồi đất.

Khác với Phù Lãng hay Bát Tràng, người thợ gốm Trù Sơn không để cả khối đất lên bàn xoay, mà dùng đất đã nhào nhuyễn vắt theo hình con chạch mà họ gọi là rói để ghép nối từng phần. Tất cả các công cụ làm gốm cũng chỉ gồm một cái bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và những khoanh nứa mỏng (gọi là khót) để tạo dáng và làm nhẵn. Vật liệu dùng để nung gốm chỉ là lá cây, có khi là rơm rạ. Theo thống kê của chính quyền xã Trù Sơn, hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 60 hộ làm nghề, tập trung chủ yếu ở các xóm 10, 11, 12, 13.

Sản phẩm gốm Trù Sơn chủ yếu là nồi nhưng khá đa dạng. Có khoảng 30 loại nồi, từ nồi to nấu nước, nồi thường nấu cơm, nồi nhỏ kho thịt cá, đến nồi đình gánh nước, ủ giá đỗ, hông xôi, nấu rượu, rồi các loại chảo rang, siêu sắc thuốc… Xưa kia còn có cả nồi to đựng hài cốt lúc cải táng, các loại ống nhổ, áo chai để cất rượu vang, bù đựng nước mát. Ngày nay, để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, các nghệ nhân đã mày mò, nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm mới như giỏ treo phong lan, ống đựng tiền tiết kiệm khá độc đáo…

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, gốm Trù Sơn vẫn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ: được làm thủ công, không men tráng và hoàn toàn không có nghệ thuật trang trí. Hi vọng rằng, cùng với sự nhạy bén, sáng tạo của các nghệ nhân, làng gốm Trù Sơn sẽ ngày càng phát triển nếu được Nhà nước hỗ trợ, quan tâm và đầu tư đúng mức.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí