Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương
Đền phượng Cương

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Nghi Phong, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An

ĐỀN PHƯỢNG CƯƠNG – NGHI LỘC Di tích đền Phượng Cương thuộc xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là nơi thờ “Đức Thánh Trần”. Đức Thánh Trần chính là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (hay còn gọi là Trần Hưng Đạo), anh hùng dân tộc, người đã 3 lần chỉ huy đánh thắng quân Nguyên – Mông xâm lược ở thế kỉ thứ 13, vị danh tướng lừng danh không chỉ của Việt Nam mà được cả thế giới công nhận. Tương truyền, tại vùng đất này diễn ra trận thủy chiến của quan quân nhà Trần với quân Toa Đô từ phía Nam tiến ra Bắc. Khi đất nước thái bình, để tưởng nhớ công lao của các vị tướng triều Trần tiêu biểu là Trần Hưng Đạo, Nhân dân đã lập đền thờ và tôn ông làm Thành hoàng làng. Đền Phượng Cương ngoảnh mặt về hướng Tây, với lối kiến trúc truyền thống, mang dáng dấp cổ xưa. Đền gồm 2 tòa: Bái đường và Hậu cung. Bái đường được xây dựng theo kiểu tứ trụ gồm 5 gian 2 hồi văn, cao 5,5m dài 15m, rộng 6m, có 24 cột được làm bằng ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐỀN PHƯỢNG CƯƠNG – NGHI LỘC

 

Di tích đền Phượng Cương thuộc xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là nơi thờ “Đức Thánh Trần”.

Đức Thánh Trần chính là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (hay còn gọi là Trần Hưng Đạo), anh hùng dân tộc, người đã 3 lần chỉ huy đánh thắng quân Nguyên – Mông xâm lược ở thế kỉ thứ 13, vị danh tướng lừng danh không chỉ của Việt Nam mà được cả thế giới công nhận. Tương truyền, tại vùng đất này diễn ra trận thủy chiến của quan quân nhà Trần với quân Toa Đô từ phía Nam tiến ra Bắc. Khi đất nước thái bình, để tưởng nhớ công lao của các vị tướng triều Trần tiêu biểu là Trần Hưng Đạo, Nhân dân đã lập đền thờ và tôn ông làm Thành hoàng làng.

Đền Phượng Cương ngoảnh mặt về hướng Tây, với lối kiến trúc truyền thống, mang dáng dấp cổ xưa. Đền gồm 2 tòa: Bái đường và Hậu cung.

Bái đường được xây dựng theo kiểu tứ trụ gồm 5 gian 2 hồi văn, cao 5,5m dài 15m, rộng 6m, có 24 cột được làm bằng gỗ lim, trang trí hoa văn, họa tiết tinh tế, đẹp mắt. Hậu cung gồm 3 gian 2 hồi văn, với 14 cột được đặt trên các tảng đá xanh.

Đền Phượng Cương nằm ở vị trí kín đáo, yên tĩnh, đi lại thuận tiện nên Xứ ủy Trung kỳ, Huyện ủy Nghi Lộc, Tổng ủy Đặng Xá đã chọn làm trung tâm liên lạc, hội họp, in ấn, cất dấu tài liệu của Đảng trong những năm 1930-1931. Đây là nơi thành lập chi bộ đảng ghép, bao gồm các làng: Mỹ Chiêm, Phượng Cương, Văn Trạch, Phú Ích, Yên Lạc do đồng chí Nguyễn Văn Phàng làm Bí thư.

Trong thời kỳ 1936-1939, 1939-1945 tại đền Phượng Cương còn diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Việt Minh, bàn chủ trương, sách lược đấu tranh cách mạng, là cơ sở chỉ đạo khâu tiếp quản của Nhân dân giành chính quyền Cách mạng Tháng 8 năm 1945 ở khu vực Đông Nam Nghi Lộc.

Từ năm 1956-1963, đền Phượng Cương trở thành trụ sở làm việc của xã Nghi Phong, làm trạm giao quân của tỉnh Nghệ An năm 1964-1968 là nơi đóng quân của đơn vị xe tăng tỉnh Nghệ An năm 1971-1973.

Hàng năm, tại đền Phượng Cương, diễn ra nhiều kì lễ như lễ Khai hạ vào ngày 7/1, lễ Tế thần vào ngày 15/1 âm lịch, ngoài phần nghi thức truyền thống thì dân làng còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như cờ thẻ, cờ người mang đậm bản sắn văn hóa dân tộc, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia.

Với những giá trị lịch sử to lớn, Đền Phượng Cượng được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia vào năm 1997.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực