Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng
Lễ thả đèn hoa đăng

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An

Lễ thả hoa đăng Lễ thả hoa đăng mang ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất, đây là một nghi thức truyền thống có nguồn cội từ Phật giáo Với đạo Phật, cùng với phóng sinh, tắm Phật, hoa đăng là một nghi thức truyền thống... thường được tổ chức vào các dịp lễ Phật đản hay Vu lan báo hiếu. Ở Nghệ An, vào các dịp đại lễ này, nhiều ngôi chùa hoặc chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh long trọng tổ chức lễ thả hoa đăng. Để có được một đêm hoa đăng trọn vẹn, công tác chuẩn bị phải được thực hiện từ sớm, từ việc làm hoa, sắm nến, kết đăng... Hiện nay do tính tiện lợi của hoa đăng làm sẵn, không ít người đã mua về gắn nến vào hoa. Hoa đăng tại chùa có thể được chư tăng ni, phật tử nâng trên tay trong lúc làm lễ, để trên bàn, sắp xếp quanh tượng Phật, bao quanh khuôn viên chùa, trước cổng chùa, đặc biệt được xếp thành những hình ảnh sinh động, mang ý nghĩa biểu trưng của đạo Phật. Hoa đăng hình chữ "vạn" biểu thị 1 trong những tướng tốt của đức ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lễ thả hoa đăng

Lễ thả hoa đăng mang ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất, đây là một nghi thức truyền thống có nguồn cội từ Phật giáo

Với đạo Phật, cùng với phóng sinh, tắm Phật, hoa đăng là một nghi thức truyền thống... thường được tổ chức vào các dịp lễ Phật đản hay Vu lan báo hiếu. Ở Nghệ An, vào các dịp đại lễ này, nhiều ngôi chùa hoặc chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh long trọng tổ chức lễ thả hoa đăng.

Để có được một đêm hoa đăng trọn vẹn, công tác chuẩn bị phải được thực hiện từ sớm, từ việc làm hoa, sắm nến, kết đăng... Hiện nay do tính tiện lợi của hoa đăng làm sẵn, không ít người đã mua về gắn nến vào hoa.

Hoa đăng tại chùa có thể được chư tăng ni, phật tử nâng trên tay trong lúc làm lễ, để trên bàn, sắp xếp quanh tượng Phật, bao quanh khuôn viên chùa, trước cổng chùa, đặc biệt được xếp thành những hình ảnh sinh động, mang ý nghĩa biểu trưng của đạo Phật. Hoa đăng hình chữ "vạn" biểu thị 1 trong những tướng tốt của đức Phật thể hiện công đức vô lượng, giác ngộ vẹn toàn được sử dụng khá nhiều. 

Tùy vào vị trí thả hoa đăng trên cạn hay trên sông hồ, mà làm hoa đăng từ các chất liệu phù hợp. Nếu thả nhiều hoa đăng trôi trên sông, để tránh gây ô nhiễm môi trường, cần thiết phải dùng hoa đăng làm bằng giấy. Muốn dùng hoa đăng "vĩnh cửu", cố định, sử dụng được nhiều lần, phải dùng hoa đăng làm từ nhựa, lụa...

Hoa đăng thường được thắp vào phần cuối buổi lễ, không chỉ làm cho buổi lễ lung linh huyền diệu, mà còn "thắp" lên trong mỗi người lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành, các anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Việc thả hoa đăng xuống sông, hồ đòi hỏi phải cẩn thận, khéo léo, nhẹ nhàng để hoa đăng không bị ngập nước, tắt nến...Vị trí thả hoa đăng phải căn hướng gió, để hoa đăng phát tán trên sông hoặc trôi theo dòng nước

Hiện nay, ở Nghệ An, lễ thả hoa đăng không chỉ thu hút những người trung tuổi, phụ nữ mà còn thu hút được đông đảo thanh thiếu niên, đủ mọi lứa tuổi, giới tính tham gia, tạo thành một nét đẹp văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí