Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Xuân Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
LỄ HỘI ĐỀN CHÙA RÚ GÁM – YÊN THÀNH
Đền - chùa Gám nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám – xã Xuân Thành, huyện Yên Thành đây là một trong những công trình tín ngưỡng tôn giáo độc đáo. Đền Gám được xây dựng từ thời nhà Trần, để thờ những vị thần có công bảo quốc hộ dân, đem lại mưa thuận gió hòa như Cao Sơn, Cao Các, Sát hải Đại vương Hoàng Tá Thốn, Lý Nhật Quang, Tứ vị thánh nương và Lý Thiên Cương. Chùa Gám thuộc thiền phái Trúc Lâm - một dòng thiền do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.
Chùa Gám, tên chữ là Chí Linh tự, nghĩa là chùa Chí Linh, một ngôi cổ tự rất đỗi linh thiêng trên mảnh đất Yên xứ Nghệ này. Chùa hình thành ở giai đoạn nào, xây dựng ra sao, quy mô như thế nào, hiện chưa có một nguồn sử liệu ghi rõ. Chỉ biết, trong lịch sử địa chí Nghệ An nói chung, Yên Thành nói riêng, thời đại phong kiến nào cũng có nhắc đến tên chùa.
Tên chùa Gám, vì chùa tọa lạc tại Làng Kẻ Gám xưa (nay thuộc xóm 6, xã Xuân Thành) nên lấy tên làng đặt tên cho chùa. Cũng có truyền thuyết rằng: Yên Thành là huyện chuyên độc canh cây lúa, nên điều kiện canh tác của người dân phần đa lúc đó còn lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhiều năm hạn hán lớn, dân làng vào núi Phượng Sơn gần đó để đào củ hoài sơn, hái quả rừng mà ăn. Trong núi có cây thân leo gọi là cây Gắm quả chùm, hình quả nhót chứa nhiều tinh bột ăn thay lương thực. Những năm mất mùa, dân làng và các nơi vào núi hái quả Gắm đem về ninh nhừ ăn để qua lúc bần hàn. Những vụ sai quả, nhân dân hái về phơi khô dự trữ như: ngô, khoai, sắn. Để nhớ ơn làng, ơn núi có cây cho quả cứu người lúc đói kém, giáp hạt. Người dân trong vùng đã đặt tên núi, tên làng là làng Gắm, núi Gắm. Nhưng quá trình Hán hoá và phiên âm lệch đi thành Gám. Lại có ý kiến cho rằng: Để tránh tên huý cây thiêng, nên từ Gắm đổi sang Gám, và chùa Gám cũng có tên từ đó.
Hàng năm, từ ngày 13-15/2 âm lịch, địa phương lại tổ chức lễ hội truyền thống, nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của quê hương, đồng thời đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.
Lễ hội được tổ chức trang trọng, linh thiêng trong với các nghi thức truyền thống như: Lễ khai quang, lễ rước Thánh từ đền Rú, lễ Yết cáo, lễ rước, tân lễ, đại tế, lễ tạ và lễ cầu an.
Phần hội diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như: Biểu diễn văn nghệ quần chúng; thi đánh trống tế; giải bóng chuyền nữ, bóng chuyền nam các đội mạnh; biểu diễn võ Nhất Nam, VIVONAM và thi đấu bóng bàn. Cùng với đó là các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy; cờ thẻ; bịt mắt đập niêu đất và bắt heo...
Khoảng cách: 1,56 km
Khoảng cách: 1,75 km
Khoảng cách: 2,19 km
Khoảng cách: 2,28 km
Khoảng cách: 2,29 km
Khoảng cách: 2,97 km
Khoảng cách: 4,03 km
Khoảng cách: 7,10 km
Khoảng cách: 7,31 km
Khoảng cách: 7,43 km
Khoảng cách: 7,68 km
Khoảng cách: 14,74 km
Khoảng cách: 15 km
Khoảng cách: 15,34 km
Khoảng cách: 15,49 km
Khoảng cách: 15,50 km
Khoảng cách: 15,69 km
Khoảng cách: 15,73 km
Khoảng cách: 1,96 km
Khoảng cách: 2,05 km
Khoảng cách: 2,24 km
Khoảng cách: 6,15 km
Khoảng cách: 15,70 km
Khoảng cách: 16 km
Khoảng cách: 17,78 km
Khoảng cách: 17,98 km
Khoảng cách: 18,10 km
Khoảng cách: 19,19 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 1,97 km
Khoảng cách: 3,54 km
Khoảng cách: 3,54 km
Khoảng cách: 3,69 km
Khoảng cách: 3,81 km
Khoảng cách: 5,15 km
Khoảng cách: 7,15 km
Khoảng cách: 7,83 km
Khoảng cách: 8,47 km
Khoảng cách: 8,52 km
Khoảng cách: 8,72 km
Khoảng cách: 9,03 km
Khoảng cách: 1,05 km
Khoảng cách: 2,03 km
Khoảng cách: 2,10 km
Khoảng cách: 2,84 km
Khoảng cách: 6,55 km
Khoảng cách: 15,98 km
Khoảng cách: 19,88 km