Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Thị trấn Yên Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An

NHÀ LƯU NIỆM PHAN ĐĂNG LƯU – YÊN THÀNH  Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Thành có rất nhiều công trình lưu niệm của các danh nhân, anh hùng dân tộc, tiền bối cách mạng, trong đó, tiêu biểu là công trình lưu niệm được xem là "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ, đó là Nhà Lưu niệm Phan Đăng Lưu, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành. Đồng chí Phan Đăng Lưu là một trong những nhà lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng, của cách mạng Việt Nam trong thời gian 1930 - 1940. Ông sinh ngày 05 tháng 5 năm 1902 trong một gia đình nhà nho khá giả, có truyền thống yêu nước và hiếu học. Ngay từ nhỏ, Phan Đăng Lưu đã bộc lộ tố chất thông minh, hiếu học và sớm giác ngộ cách mạng, để rồi, từ một trí thức yêu nước, đồng chí đã trở nhà tiền bối cách mạng xuất sắc của Đảng. Phan Đăng Lưu bị bọn thực dân Pháp xử bắn ngày 26 tháng 8 năm 1941, tại Bà Điểm, Hóc Môn. Trước họng súng của kẻ thù, đồng chí vẫn ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

NHÀ LƯU NIỆM PHAN ĐĂNG LƯU – YÊN THÀNH

 

 Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Thành có rất nhiều công trình lưu niệm của các danh nhân, anh hùng dân tộc, tiền bối cách mạng, trong đó, tiêu biểu là công trình lưu niệm được xem là "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ, đó là Nhà Lưu niệm Phan Đăng Lưu, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành.

Đồng chí Phan Đăng Lưu là một trong những nhà lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng, của cách mạng Việt Nam trong thời gian 1930 - 1940. Ông sinh ngày 05 tháng 5 năm 1902 trong một gia đình nhà nho khá giả, có truyền thống yêu nước và hiếu học. Ngay từ nhỏ, Phan Đăng Lưu đã bộc lộ tố chất thông minh, hiếu học và sớm giác ngộ cách mạng, để rồi, từ một trí thức yêu nước, đồng chí đã trở nhà tiền bối cách mạng xuất sắc của Đảng.

Phan Đăng Lưu bị bọn thực dân Pháp xử bắn ngày 26 tháng 8 năm 1941, tại Bà Điểm, Hóc Môn. Trước họng súng của kẻ thù, đồng chí vẫn tỏ rõ khí khí phách hiên ngang của người cộng sản, trở thành biểu tượng và niềm tự hào của những người dân vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

Nhà lưu niệm nguyên là nhà ở của gia đình đồng chí Phan Đăng Lưu. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, ngôi nhà bị chia cho các hộ dân. Sau năm 1975, ngôi nhà và sân vườn đã lần lượt được chuộc lại và trùng tu, phục hồi gần như nguyên trạng. Sau khi được xếp hạng là di tích lích sử cấp quốc gia, ngôi nhà tiếp tục được tu bổ nhiều lần, hiện đã trở nên khang trang.

Ngôi nhà gồm hai tầng, xây bằng vôi vữa. Trước nhà là một mảnh sân nhỏ. Phía trái là giếng nước và bể đựng nước mưa. Tại gian chính tầng 1 đặt một bàn thờ, trong cùng bài trí tượng bán thân đồng chí Phan Đăng Lưu và các đồ dùng để thắp hương khi làm lễ. Gian trái đặt hai tủ gỗ, trước đây dùng làm nơi đựng sách vở, tài liệu của đồng chí Phan Đăng Lưu và anh em. Gian bên phải treo tấm bằng công nhận xếp hạng di tích. Phía dưới cầu thang là một sập gỗ. Đây là chỗ ngủ của Phan Đăng Lưu mỗi khi về thăm gia đình, sập gỗ được làm rỗng bên trong để đựng đồ dùng.

Tầng 2, phía trên không đóng trần, tạo không gian thoáng mát cho gian nhà, sàn nhà được ghép bằng ván gỗ dổi. Gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, bố mẹ của đồng chí Phan Đăng Lưu.

Nhà Lưu niệm không chỉ gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Phan Đăng Lưu mà còn là nơi gặp gỡ của những cán bộ, đảng viên cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nơi đây, tiểu tổ Tân Việt ra đời năm 1927, nơi cất giấu tài liệu và tổ chức lớp học văn hóa của tiểu tổ Tân Việt thời kỳ 1927 - 1928. Đây còn là trung tâm của hoạt động của chính quyền Xô viết ở Đông thôn, nơi tập trung dân đi biểu tình và là nơi học chữ quốc ngữ đầu tiên của Nhân dân trong phong trào Xô viết.

Ngôi nhà đã trở thành kỉ vật vô giá, nơi gắn liền với một nhân cách cao cả, bậc tiền bối xuất sắc của Đảng, làm rạng danh cho quê hương. Hàng năm, tại nhà lưu niệm tổ chức nhiều kỳ lễ, có sự tham gia của chính quyền các cấp cùng đông đảo Nhân dân và con cháu dòng họ Phan, nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của đồng chí Phan Đăng Lưu với cách mạng Việt Nam.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí