Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Liên Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
ĐÌNH LIÊN TRÌ – YÊN THÀNH
Đình Liên Trì cổ kính nằm cạnh cánh đồng Đình, thuộc xã Liên Thành, huyện Yên Thành. Đình Liên Trì được xây dựng vào năm Tân Dậu 1801 dưới Triều Tây Sơn thờ vị Thành hoàng làng Lý Nhật Quang - con trai vua Lý Thái Tổ. Lý Nhật Quang được vua Lý giao trấn thủ đất Nghệ An. Là một người giỏi về chính trị, am hiểu về kinh tế nên được nhân dân mến phục. Khi Lý Nhật Quang được triệu về triều, nhân dân nhiều nơi ở Nghệ An lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng. Ông được các triều đại kế tiếp sắc phong là "Thượng thượng đẳng thần".
Hơn 200 năm tồn tại, đình Liên Trì đã cùng quê hương trải qua những thăng trầm lịch sử, để rồi ngày nay đình là địa chỉ đỏ ghi dấu những mốc son chói lọi, góp phần giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Ngay từ thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, tại đình đã diễn ra một cuộc họp lớn của các văn thân, sỹ phu yêu nước thuộc các tổng phía Nam huyện Yên Thành biểu thị quyết tâm chống thực dân Pháp, phản đối sự đầu hàng của triều đình Nhà Nguyễn. Đến thời kỳ Cần Vương, đình và khu vực bao quanh là nơi luyện tập, nấu ăn của một cánh quân thuộc nghĩa quân Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã. Khi phong trào bị đàn áp, bọn tay sai lén lút đốt đình nhưng nhân dân Liên Trì sớm phát hiện, sau đó đã tổ chức tu sửa lại.
Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, đình Liên Trì tiếp tục chứng kiến nhiều cuộc mít tinh, diễn thuyết với sự tham gia đông đảo của nhân dân trong vùng. Tháng 10/1930, tại đình tổ chức cuộc họp thành lập tổ chức Nông hội đỏ của Tổng Vân Tụ để sau đó vào ngày 6/11/1930 theo chủ trương của cấp trên, thành viên Nông hội đỏ đã bí mật cắm cờ đỏ búa liềm trên cây gạo cổ thụ trước sân đình. Đến tháng 12/1936 tại đình diễn ra hội nghị trù bị khôi phục Đảng bộ huyện Yên Thành. Từ năm 1939 - 1940, Khu ủy khu 4 cũng có một thời gian về đóng tại đình, Thượng tướng Trần Văn Quang, nguyên Bí thư Khu ủy khu 4 cho biết, trong thời gian đóng ở đình cơ quan được cơ sở đảng địa phương cử người bảo vệ an toàn và được nhân dân hết lòng giúp đỡ.
Tại đình vào năm 1941 còn chứng kiến một sự kiện lịch sử quan trọng là Tỉnh ủy Nghệ An và Xứ ủy Trung Kỳ về chọn đình làm trụ sở để chỉ đạo phong trào cách mạng. Cũng tại đình, các số báo phục vụ cách mạng đã được in ra với số lượng lớn và chuyển đi khắp mọi miền. Năm 1944 tại đình nhân dân trong vùng đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Bá Duy, một người con ưu tú của quê hương Liên Trì luôn nêu cao khí phách của người chiến sỹ cộng sản bị địch xử bắn tại nhà tù La Hy (TP. Huế). Đến ngày 19/8/1945, tại đình Liên Trì lý trưởng phải ra đình làng nộp triện bạ, sổ sách cho nhân dân.
Đình tọa lạc trên một khu đất rộng và cao của làng Liên Trì, có diện tích tổng thể 1.568m2. Bao quanh làng và đình là dòng sông Chèng. Đi vào đình ta phải qua hai cột nanh cao 5m, trên cùng đắp nổi hai đóa sen, mặt tiền hai cột nanh có hai câu đối bằng chữ Hán.
Giữa sân đình là một cây đa cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm càng tôn cao vẻ uy nghi cổ kính của đình. Đình có kiến trúc tổng thể theo kiểu chữ Tam, Đình có ba nhà chủ yếu: Hạ điện, Trung điện và Thượng điện. Hạ điện là ngôi nhà lớn nhất, đồ sộ nhất với 5 gian, 2 hồi văn, trên đỉnh nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. Hạ điện có chiều cao từ đình xuống mặt nền là 7,6m, chiều dài tòa nhà 21,3m, chiều rộng 9,8m, có 29 cột gỗ lim, cột lớn cao 5,2m, đường kính 0,43m. Đây là nơi hội họp của hội văn hội võ, của ngũ hương hào lý… Nhà này có hai di vật có giá trị về văn hóa và lịch sử, đó là hai tấm bia lớn có chạm trổ tinh vi. Trung điện có 3 gian, 2 hồi, có kiến trúc theo kiểu rường kiệu, nội thất có 8 long đao, gươm dài, 8 mã đao, 2 trống, 1 trống cực lớn đường kính 1,2m dùng đánh vào những ngày lễ trọng đại. Ngoài ra còn có một chiêng lớn bằng đồng, đó vừa là nhạc khí, vừa là vật thiêng của đình. Thượng điện gồm 1 gian 2 hồi văn, có 8 cột, gian giữa để long ngai, bài vị sơn son thiếp vàng, các lễ hội họp chính được tổ chức ở đình.
Hàng năm cứ đến ngày 4/1 (âm lịch) chính quyền đứng ra tổ chức lễ hội Đại kỳ phúc. Trong một năm tiến hành 2 lễ Kỳ yên vào ngày 15/3 và 15/8 (âm lịch). Cứ ba năm một lần làng Liên Trì tổ chức rước cầu thần và thành hoàng của làng như: Tam tòa, Cao sơn cao các (tức thần sông núi) …ra đồng, mong các vị thần bảo vệ mùa màng tươi tốt. Đồng thời qua những lễ hội nhằm giáo dục truyền thống đối với đông đảo quần chúng địa phương, góp phần làm phong phú thêm di tích đình Liên Trì. Với những đóng góp của địa phương và đình Liên Trì trong quá trình cách mạng 1930-1945, tháng 10/1994, Bộ Văn hóa Thông Tin đã có Quyết định công nhận đình Liên Trì là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Khoảng cách: 1,53 km
Khoảng cách: 2,49 km
Khoảng cách: 3,06 km
Khoảng cách: 4,84 km
Khoảng cách: 4,89 km
Khoảng cách: 7,70 km
Khoảng cách: 8,06 km
Khoảng cách: 8,18 km
Khoảng cách: 8,24 km
Khoảng cách: 8,70 km
Khoảng cách: 9,65 km
Khoảng cách: 11,59 km
Khoảng cách: 15,48 km
Khoảng cách: 15,71 km
Khoảng cách: 15,90 km
Khoảng cách: 16,28 km
Khoảng cách: 16,29 km
Khoảng cách: 16,43 km
Khoảng cách: 650 m
Khoảng cách: 7,90 km
Khoảng cách: 7,97 km
Khoảng cách: 8,11 km
Khoảng cách: 14,55 km
Khoảng cách: 15,60 km
Khoảng cách: 15,87 km
Khoảng cách: 16,07 km
Khoảng cách: 16,42 km
Khoảng cách: 16,54 km
Khoảng cách: 16,54 km
Khoảng cách: 16,67 km
Khoảng cách: 16,71 km
Khoảng cách: 16,72 km
Khoảng cách: 16,76 km
Khoảng cách: 16,77 km
Khoảng cách: 18,69 km
Khoảng cách: 18,82 km
Khoảng cách: 3,80 km
Khoảng cách: 4,33 km
Khoảng cách: 5,85 km
Khoảng cách: 5,95 km
Khoảng cách: 5,95 km
Khoảng cách: 7,13 km
Khoảng cách: 7,79 km
Khoảng cách: 8,52 km
Khoảng cách: 9,04 km
Khoảng cách: 9,04 km
Khoảng cách: 9,12 km
Khoảng cách: 9,83 km
Khoảng cách: 9,98 km
Khoảng cách: 11,01 km
Khoảng cách: 1,81 km
Khoảng cách: 6,63 km
Khoảng cách: 7,96 km
Khoảng cách: 7,99 km
Khoảng cách: 8,58 km
Khoảng cách: 10,08 km
Khoảng cách: 15,55 km
Khoảng cách: 16,44 km
Khoảng cách: 16,71 km