Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Phúc Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
ĐỀN ĐỨC HOÀNG – YÊN THÀNH
Đền Đức Hoàng được xây dựng trên một gò đất cao giữa rừng lim ven hồ Diệu Ốc ở làng Hồng Phong, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Đây là thắng cảnh độc đáo, hài hòa giữa cảnh sắc tự nhiên non xanh nước biếc và kiến trúc tâm linh tín ngưỡng cổ xưa, từng được xem là một trong “Đông Thành bát cảnh” (Yên Thành và Diễn Châu ngày nay).
Nguyên xưa, đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ thờ thần Rắn – vị thần tiêu biểu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Truyền thuyết dân gian kể rằng, ở làng Diệu Ốc, xã Giai Lạc có bàu Ác. Ven đầm có đôi vợ chồng nông dân phúc đức nhưng hiếm muộn. Một hôm, người vợ xuống tắm dưới đầm rồi đậu thai, sinh hai quả trứng, nở ra hau con rắn. Họ coi rắn như con, sớm tối không rời. Một hôm, trong lúc làm ruộng, người cha sơ ý cuốc đứt đuôi một con rắn. Con rắn cụt bỏ đi nơi khác. Con rắn lành ở lại bàu Ác, về sau được nhân dân lập miếu thờ tôn làm Thành hoàng làng của làng Diệu Ốc. Năm 1505, đền được tôn tạo, xây dựng nhà thượng điện, năm 1882 xây thêm trung điện và đến năm 1936 xây thêm hạ điện. Sau này phối thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, vị tướng tài ba có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Ông sinh năm 1254 tại làng Vạn Phần, huyện Đông Thành, (xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu ngày nay), có tài bơi lội hơn người. Khi đất nước bị quân Nguyên Mông xâm lược, ông được Trần Hưng Đạo chọn làm Nội thư gia, sau đó gia nhập vào đội thủy binh thiện chiến của nhà Trần.
Trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288, ông thống lĩnh hàng vạn thủy binh, dùng chiến thuật lặn xuống sông đục thuyền địch, góp phần đại phá giặc trên sông Bạch Đằng. Vua Trần Nhân Tông phong ông là “Sát Hải Chàng lại Đại tướng quân” giao thống lĩnh Thủy quân phòng giữ vùng duyên hải và cấp vùng đất Vạn Tràng, xã Long Thành, Yên Thành ngày nay cho ông. Ở đây, ông đã có công lớn trong việc chiêu dân, khai khẩn đất đai, lập làng, mở trường dạy học, dạy nghề cho dân. Một lần đi tuần thú xứ Thanh Hóa, ông lâm bệnh rồi mất. Ông được Vua phong tước hiệu “Trung dũng Bảo dực trung hưng, hộ Quốc tý dân, Sát Hải Đại tướng quân, Thiên Bồng nguyên soái chi thần”, sắc phong “Thượng đẳng tôn thần” và sắc chỉ cho nhiều địa phương vùng sông nước lập đền thờ Ngài, trong đó có đền Đức Hoàng.
Đền Đức Hoàng còn phối thờ Liễu Hạnh công chúa và Bạch Y Công chúa. Liễu hạnh công chúa là vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu, một trong “Tứ bất từ” trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một người tài hoa, đức hạnh, yêu thương nhân dân, luôn cứu khổ cứu nạn cho người dân. Từ thời Lê đến thời Nguyễn đều cấp sắc phong cho bà, tôn phong là “Mẫu nghi thiện hạ”
Bạch Y công chúa, tương truyền là con gái Hồ Quý Ly, một nàng công chúa có tấm lòng nhân hậu, xót thương người nghèo. Một lần bà lập mưu nói dối vua để cứu dân phu đào kênh Sắt (một đoạn của kênh Nhà Lê), bị vua cha tức giận giết chết. Sau khi chết, bà thường hiển linh để cứu giúp những người bị nạn, phù hộ cho đất nước được phồn vinh. Bà được các triều đại phong kiến ban nhiều sắc phong.
Kiến trúc đền Đức Hoàng được bố trí theo kiểu chữ “Tam”, đến nay hầu như vẫn còn lưu giữ được nguyên vẹn kiến trúc cổ thời Lê – Nguyễn cùng nhiều công trình phụ trợ khác như nghi môn, tắc môn, sân, vườn, giếng nước. Kiến trúc tuy khiêm tốn, mộc mạc nhưng mang vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, linh thiêng với những chi tiết trang trí tinh tế, mềm mại. Đặc sắc nhất là tòa hạ điện, có 3 gian, 4 vì kết cấu theo kiểu giao nguyên, trên vòm cuốn trang trí bộ tứ linh và hoa văn cách điệu. Gian giữa xây chồng diêm kiểu vọng lâu, mái lợp ngói âm dương, các đầu dao và đầu kìm đắp hình con sấu ẩn mình trong mây, giữa bờ nóc là hình tượng mặt trời chiếu sáng. Vọng lâu mag ý nghĩa như một lầu ngắm cảnh vừa mang ý nghĩa tôn vinh công trạng và sự linh ứng của thần.
Nhà trung điện gồm 3 gian, 2 hồi, kết cấu kiểu tứ trụ, bài trí 3 cung thờ: Gian phải thờ Liễu Hạnh công chúa, gian giữa thờ các vị thần hợp tự, gian trái thờ Đức Thánh Trần. Nhà thượng điện gồm 2 gian thờ, đây là không gian thiêng đặt bài vị Thần Rắn và thờ Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn.
Lễ hội đền Đức Hoàng diễn ra từ ngày 29/01 đến ngày 01/02 âm lịch hàng năm với nghi lễ rước kiệu hoành tráng quanh đầm sen trước đền, cùng với các trò chơi dân gian, các môn thể thao truyền thống thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Ngôi đền cổ kính mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thẩm mỹ, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng của nhân dân Yên Thành nói riêng và xứ Nghệ nói chung, đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 95/QĐ-BVHTT, ngày 24/01/1998.
Khoảng cách: 470 m
Khoảng cách: 620 m
Khoảng cách: 980 m
Khoảng cách: 1,07 km
Khoảng cách: 1,12 km
Khoảng cách: 1,46 km
Khoảng cách: 1,58 km
Khoảng cách: 1,66 km
Khoảng cách: 1,76 km
Khoảng cách: 2,24 km
Khoảng cách: 2,29 km
Khoảng cách: 4,51 km
Khoảng cách: 11,87 km
Khoảng cách: 13,75 km
Khoảng cách: 13,87 km
Khoảng cách: 13,99 km
Khoảng cách: 14,79 km
Khoảng cách: 15,22 km
Khoảng cách: 330 m
Khoảng cách: 650 m
Khoảng cách: 890 m
Khoảng cách: 1,03 km
Khoảng cách: 1,49 km
Khoảng cách: 1,60 km
Khoảng cách: 1,61 km
Khoảng cách: 1,72 km
Khoảng cách: 1,77 km
Khoảng cách: 1,77 km
Khoảng cách: 2,50 km
Khoảng cách: 13,60 km
Khoảng cách: 14,69 km
Khoảng cách: 14,86 km
Khoảng cách: 15,08 km
Khoảng cách: 15,24 km
Khoảng cách: 15,24 km
Khoảng cách: 15,68 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 2,22 km
Khoảng cách: 2,79 km
Khoảng cách: 3,10 km
Khoảng cách: 4,07 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 6,33 km
Khoảng cách: 10,11 km
Khoảng cách: 10,38 km
Khoảng cách: 12,64 km
Khoảng cách: 15,31 km
Khoảng cách: 15,38 km
Khoảng cách: 16,27 km
Khoảng cách: 16,40 km
Khoảng cách: 17,27 km
Khoảng cách: 570 m
Khoảng cách: 1,13 km
Khoảng cách: 1,59 km
Khoảng cách: 9,74 km
Khoảng cách: 13,99 km
Khoảng cách: 15,34 km
Khoảng cách: 16,46 km
Khoảng cách: 17,83 km
Khoảng cách: 18,92 km
Khoảng cách: 18,92 km
Khoảng cách: 19,65 km
Khoảng cách: 19,83 km