Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Yên Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
ĐỀN ĐỨC HOÀNG – ĐÔ LƯƠNG
Đền Đức Hoàng được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI, trên một khu đất bằng phẳng, thoáng đẹp, cạnh quốc lộ 7 thuộc xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, với tổng diện tích 8.448m2 để thờ Vua Lê Trang Tông - vị vua khởi đầu thời kỳ Trung hưng của nhà Hậu Lê và các vị thần linh.
Vào cuối thế kỷ thứ XVI, nhà Hậu Lê suy vong, loạn lạc, hoàng thân quốc thích phải mai danh, ẩn tích. Theo truyền thuyết vợ Vua Quang Thiệu lúc đó đang mang thai đã chạy về quê nhà ở làng Diêm Tràng, phủ Anh Sơn để ẩn náu. Tại đây bà sinh ra một người con khôi ngô tuấn tú, tướng mạo khác thường đặt tên là Lê Ninh. Lớn lên cậu bé Ninh rất thông minh và chăm chỉ, sớm biết làm lụng nuôi thân, nuôi mẹ, biết bênh vực kẻ yếu và biết hướng dẫn người dân khai khẩn đất đai lập làng.
Bề tôi cũ của nhà Lê là An Thanh Hầu Nguyễn Kim khởi binh ở Sầm Nưa, muốn tìm hậu duệ hoàng tộc nhà Lê để suy tôn làm minh chủ nên sai người tìm Lê Ninh ở Nghệ An. Khi tìm được Lê Ninh, bề tôi rước về lập ngôi Hoàng đế đặt niên hiệu là Nguyên Hòa, khôi phục nhà Lê, lúc đó Ngài 19 tuổi. Khi lên ngôi, Vua Lê Trang Tông biết tôn trọng người tài, nghe lời phải, biết vỗ về tướng sĩ, thưởng công xứng đáng nên động viên được quân sĩ và Nhân dân.
Hồi bấy giờ đất nước loạn lạc, Vua Lê Trang Tông tham gia đánh giặc, do dãi dầu sương gió nên nhuốm trọng bệnh và mất ngày 29 tháng Giêng năm 1548. Để ghi nhớ công ơn của vị vua đã có công chấn hưng đất nước, khai khẩn mở mang cả một vùng đất đai rộng lớn, tạo cho Nhân dân có cuộc sống ổn định, lại có công dẹp loạn, yên dân, nên Nhân dân đã xây dựng đền thờ Ngài. Ngoài Lê Trang Tông, đền Đức Hoàng còn phối thờ 4 vị nữa là ông nội, ông ngoại, thân sinh và thân mẫu của Vua Lê Trang Tông.
Nguyên xưa đền Đức Hoàng gồm 3 tòa nhà bố cục hình chữ “Tam”, Cổng tam quan vọng lâu... Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, đền vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính, vị trí của di tích cũng không hề thay đổi, cơ bản vẫn giữ được những cấu kiện với nghệ thuật chạm khắc tinh vi, độc đáo. Hiện nay đền Đức Hoàng chỉ còn 3 công trình là: tam quan vọng lâu, nhà bái đường và hậu cung được bố cục theo một trục dọc.
Cổng tam quan là công trình mang vẻ đẹp uy nghi, cổ kính với sự gắn kết giữa các trụ biểu, tượng canh, cổng vòm cách điệu nhiều vòm, nhiều mái...
Nhà bái đường là tòa nhà 3 gian 2 hồi gồm 4 vì kiểu tứ rụ. Mặt trước của nhà bái đường là hệ thống các cánh cửa hượng song hạ bản truyền thống được trang trí khá đẹp. Gian giữa chạm khắc những chữ Hán lớn và trên 2 cột trốn dãy trước có 2 đầu rồng ngậm ngọc hướng về bàn thờ. Bên trong nhà bái đường, các vì, kèo... được chạm khắc công phu với mô típ mây lá cách điệu và hoa văn kỷ hà.
Hậu cung là ngôi nhà 3 gian 2 hồi với kết cấu hỗn hợp, khung gỗ được chạm khắc đẹp với những đề tài truyền thống như tứ linh, tứ quý... thể hiện tài năng và bàn tay khéo léo của người nghệ nhân xưa. Mỗi đường kẻ là một tiểu tác phẩm trọn vẹn 2 mặt với những hoa văn, hình ảnh sống động như cá chép hóa rồng, nghê, phượng, rùa lội ao sen... Trên các vì nóc, cột kê, bệ đỡ... đều được chạm khắc công phu cả 2 mặt tạo nên những tác phẩm hoàn mỹ, đứng ở gian nào trong đền cũng cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc gỗ. Sự khác biệt trên 2 vì nóc hồi là mỗi vì có thêm 2 đầu rồng ngậm ngọc chầu về trung tâm.
Đền Đức Hoàng là một di tích kiến trúc nghệ thuật vào loại quý hiếm hiện nay trong hệ thống di tích kiến trúc nghệ thuật của Nghệ An, không chỉ ở quy mô kiến trúc mà còn ở nghệ thuật chạm trổ điêu khắc trang trí trong đền. Hiện vật lưu giữ trong đền phản ánh nét thẩm mỹ, mang tính nghệ thuật cao, 3 chiếc kiệu long đình đặc sắc đã làm cho di tích thêm phần giá trị, các hương án sơn son thiếp vàng chạm trổ công phu với đề tài tứ linh, tứ qúy thể hiện bằng nhiều mô típ rất hấp dẫn, sinh động, bên cạnh đó còn có nhiều hiện vật là đồ tế khí cổ kính có giá trị như long ngai, kiệu rồng, bát bửu...
Từ thời Lê, hàng năm Nhân dân tổ chức tế lễ rước kiệu Vua Lê Trang Tông từ đình Long Thái (xã Thái Sơn) về đền Đức Hoàng vào ngày rằm tháng Giêng. Đây là ngày hội lớn của Nhân dân Đô Lương. Sau Cách mạng Tháng Tám, lễ rước kiệu không còn được tổ chức. Từ năm 2013, lễ hội đã được phục hồi, tổ chức trọng thể và trang nghiêm, thu hút đông đảo Nhân dân trong vùng cũng như du khách thập phương đến tế lễ, vui hội với các trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà, thi đấu cờ thẻ...
Năm 1996 đền Đức Hoàng được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 51/QĐ-BVHTT
Khoảng cách: 470 m
Khoảng cách: 620 m
Khoảng cách: 980 m
Khoảng cách: 1,07 km
Khoảng cách: 1,12 km
Khoảng cách: 1,58 km
Khoảng cách: 1,66 km
Khoảng cách: 1,76 km
Khoảng cách: 2,24 km
Khoảng cách: 2,29 km
Khoảng cách: 4,51 km
Khoảng cách: 11,87 km
Khoảng cách: 13,75 km
Khoảng cách: 13,87 km
Khoảng cách: 13,99 km
Khoảng cách: 14,79 km
Khoảng cách: 15,22 km
Khoảng cách: 15,26 km
Khoảng cách: 330 m
Khoảng cách: 650 m
Khoảng cách: 890 m
Khoảng cách: 1,03 km
Khoảng cách: 1,49 km
Khoảng cách: 1,60 km
Khoảng cách: 1,61 km
Khoảng cách: 1,72 km
Khoảng cách: 1,77 km
Khoảng cách: 1,77 km
Khoảng cách: 2,50 km
Khoảng cách: 13,60 km
Khoảng cách: 14,69 km
Khoảng cách: 14,86 km
Khoảng cách: 15,08 km
Khoảng cách: 15,24 km
Khoảng cách: 15,24 km
Khoảng cách: 15,68 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 2,22 km
Khoảng cách: 2,79 km
Khoảng cách: 3,10 km
Khoảng cách: 4,07 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 6,33 km
Khoảng cách: 10,11 km
Khoảng cách: 10,38 km
Khoảng cách: 12,64 km
Khoảng cách: 15,31 km
Khoảng cách: 15,38 km
Khoảng cách: 16,27 km
Khoảng cách: 16,40 km
Khoảng cách: 17,27 km
Khoảng cách: 570 m
Khoảng cách: 1,13 km
Khoảng cách: 1,59 km
Khoảng cách: 9,74 km
Khoảng cách: 13,99 km
Khoảng cách: 15,34 km
Khoảng cách: 16,46 km
Khoảng cách: 17,83 km
Khoảng cách: 18,92 km
Khoảng cách: 18,92 km
Khoảng cách: 19,65 km
Khoảng cách: 19,83 km