Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp
Đình Trụ Pháp

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Mỹ Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An

ĐÌNH TRỤ PHÁP – YÊN THÀNH Đình Trụ Pháp thuộc xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Theo các tư liệu lịch sử, đình Trụ Pháp được xây dựng từ thế kỷ XVIII, dưới thời vua Dụ Tông, công trình kéo dài 3 năm từ năm 1717 đến năm 1720 thì hoàn thành phần gỗ, lợp tranh săng. Đến năm Quý Mão (1903), dân làng Trụ Pháp tiến hành trùng tu lại đình và hoàn thành năm Giáp Thìn (1904) với diện mạo cơ bản như ngày nay. Đây là một trong những ngôi đình lớn của huyện Yên Thành mang dáng kiến trúc thời Nguyễn, đến nay vẫn còn giữ được gần như nguyên trạng. Khung nhà làm bằng gỗ lim, các cột to lớn, phải vài người ôm. Trên các cấu kiện gỗ như câu đầu, xà, cổ nghé, ván ấm… đều được chạm khắc, đề tài phong phú như tứ linh (long, ly, quy, phượng), hoa lá, vân mây… có giá trị nghệ thuật cao. Nổi bật nhất là tại bộ vì thứ hai (từ trong ra), các nghệ nhân đã sử dụng nghệ thuật chạm bong kênh, kết hợp chạm chìm đã tạo nên những kiệt tác ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐÌNH TRỤ PHÁP – YÊN THÀNH

 

Đình Trụ Pháp thuộc xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Theo các tư liệu lịch sử, đình Trụ Pháp được xây dựng từ thế kỷ XVIII, dưới thời vua Dụ Tông, công trình kéo dài 3 năm từ năm 1717 đến năm 1720 thì hoàn thành phần gỗ, lợp tranh săng. Đến năm Quý Mão (1903), dân làng Trụ Pháp tiến hành trùng tu lại đình và hoàn thành năm Giáp Thìn (1904) với diện mạo cơ bản như ngày nay.

Đây là một trong những ngôi đình lớn của huyện Yên Thành mang dáng kiến trúc thời Nguyễn, đến nay vẫn còn giữ được gần như nguyên trạng. Khung nhà làm bằng gỗ lim, các cột to lớn, phải vài người ôm. Trên các cấu kiện gỗ như câu đầu, xà, cổ nghé, ván ấm… đều được chạm khắc, đề tài phong phú như tứ linh (long, ly, quy, phượng), hoa lá, vân mây… có giá trị nghệ thuật cao. Nổi bật nhất là tại bộ vì thứ hai (từ trong ra), các nghệ nhân đã sử dụng nghệ thuật chạm bong kênh, kết hợp chạm chìm đã tạo nên những kiệt tác nghệ thuật về trang trí.

Trong phong trào Cần Vương chống Pháp, Nhân dân Yên Thành đã hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Đình làng Trụ Pháp lúc này trở thành địa điểm để hội họp, gặp gỡ, tập trung lực lượng của những người tham gia khởi nghĩa. Đếng phong trào cách mạng 1930-1931 và trước cách mạng tháng Tám 1945, đình Trụ Pháp là nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng. Đồng thời, đây cũng là nơi tập trung lực lượng quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng để đấu tranh chống bọn thực dân, phong kiến. Đình Trụ Pháp là một trong những địa chỉ đỏ của phong trào đấu tranh cách mạng ở Yên Thành trong giai đoạn lịch sử này.

Bên cạnh những giá trị về lịch sử, đình Trụ Pháp còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi thờ Thành hoàng làng – vị thần có công khai hoang, lập làng, đem lại cuộc sống trù phú cho dân.

Tại đình làng xưa, từng diễn ra nhiều kì lễ nhằm tri ân công lao của Thành hoàng làng, đồng thời là nơi tổ chức hội làng với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, góp phần xóa tan những mệt mỏi hàng ngày, gắn kết dân làng gần lại với nhau hơn.

Ngày nay, tại đình vẫn duy trì lễ Khai hạ, được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng hằng năm. Ngoài ra, các ngày sóc, vọng hàng tháng, cũng thu hút đông đảo Nhân dân trong vùng và vùng phụ cận về thắp hương, dâng lễ, cầu mong thần linh phù hộ cho mọi người, mọi nhà được bình an, hạnh phúc.

Như vậy, đình Trụ Pháp không chỉ là công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, mà còn hàm chứa nhiều dấu tích lịch sử của quê hương Yên Thành qua từng thời kỳ.  Với những giá trị đó, đình Trụ Pháp được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp quốc gia tại Quyết định số 508/QĐ- BVHTTDL ngày 13/02/2015./.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí